Hiển thị các bài đăng có nhãn Mua sắm tại Singapore. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mua sắm tại Singapore. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Đến Singapore khám phá văn hóa Peranakan

Trang phục nyonya kebaya, nghệ thuật kết cườm tinh tế hay những món ăn cay nồng, đậm đà... hòa quyện vào nhau tạo thành nét văn hóa đáng tự hào của người Peranakan.

Trong tiếng Mã Lai, Peranakan có nghĩa là người lai, được sinh ra từ cuộc hôn nhân giữa các thương nhân và thủy thủ đến từ miền Nam Trung Quốc, với người phụ nữ bản địa (người Mã Lai) vào khoảng thế kỷ 15, 16. Con cái của họ, những đứa trẻ được sinh ra và nuôi dưỡng bởi 2 nền văn hóa: nền văn minh Trung Hoa và nền văn hóa Mã Lai bản địa, được gọi là người Peranakan Trung Hoa.

Nhóm cộng đồng này thường được gọi là những người Baba hoặc Nonya – Tên gọi xuất phát từ tiếng Peranakan. Baba có nghĩa là người nam và Nonya là người nữ, ngôn ngữ chính của nhóm người này là tiếng lai Hoa-Mã Lai.

Một góc phố của người Peranakan ở khu vực Katong.

Trong xã hội của người Peranakan, các Baba là trụ cột chính về kinh tế trong gia đình. Riêng với Nyonya, tuy không phải lo về kinh tế nhưng họ chính là những người gìn giữ hạnh phúc gia đình. Đối với các Nyonya thì nấu nướng là một thành tựu đáng tự hào. Vì vậy mà khi nghiên cứu về ẩm thực Peranakan, người ta đã ưu ái gọi nó bằng tên gọi là 'ẩm thực Nyonya'.

Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc, Mã Lai, Indonesia và Ấn Độ nên món ăn ở đây thường có vị cay nồng, chua và đậm mùi... Có thể kể ra nhiều món ăn ngon, đặc trưng như cà ri gà, cà ri laska, Nyonya chap chye (rau củ hầm), Babi Pongteh (thịt heo hầm với nấm và măng tươi)... Nhưng đáng tự hào nhất phải kể đến đó là món mì Laska, được pha trộn giữa sợi bánh, nước sốt cà ri cốt dừa, tôm, sò huyết, nghêu, chả cá, giá cùng với lá laksa (rau răm của người Việt).

Trong đời sống của người Peranakan nói riêng và Singapore nói chung, laksa là món ăn phổ biến trong những buổi họp mặt gia đình, hay các dịp lễ, tết. Đến Singapore, mì laksa là một trong những món ăn mà du khách sẽ được giới thiệu trước tiên khi muốn tìm hiểu về ẩm thực cùa đảo quốc này.

Mỳ laska là một niềm tự hào trong ẩm thực của người phụ nữ Nyonya.

Không chỉ giỏi về ẩm thực, phụ nữ Nyonya còn rất giỏi trong việc thêu thùa và may vá. Các bộ trang phục truyền thống (nyonya kebaya) thường được các cô gái Nyonya may thủ công bằng tay với đường kim mũi chỉ hết sức tinh tế và tỉ mỉ bởi đó là trang phục của những người phụ nữ quý tộc, được dùng trong những dịp trang trọng. Ngày nay nyonya kebaya thường được các cô gái trẻ kết hợp với quần jean mặc trong công sở hay dạo phố.

Quận Joo Chiat và Katong ở Singapore là khu vực mà du khách không nên bỏ qua khi muốn mua các sản phẩm thêu, đan hạt cườm như giày, dép, túi xách... đây cũng là một niềm tự hào của các cô gái Nyonya. Theo truyền thống Peranakan thì những cô gái sẽ được học thêu từ năm 12 tuổi, bắt đầu từ những mũi thêu chữ thập đến khi thật thành thạo và sau đó là công đoạn kết những hạt cườm thủy tinh. Nó được lấy từ những nước Đông Âu như Czech, Anh hay Hà Lan...

Những đôi dép kết hạt cườm tinh tế là món quà lưu niệm mà du khách đều muốn mua cho mình khi đến 

Khi đính cườm đòi hỏi sự khéo léo của từ những đôi tay tài hoa. Khó khăn nhất của công đoạn này chính là ghép đúng màu sắc cho những mẫu thiết kế. Những Nyonya phải chắc rằng chỉ với những màu sắc có hạn của những hạt cườm nhưng vẫn làm bật lên cái hồn của mẫu thiết kế.

Văn hóa Peranakan với những nét truyền thống mang đậm dấu ấn ẩm thực, nghệ thuật may thêu đã trở thành một phần quan trọng của truyền thống văn hóa Singapore, và điểm nhấn đầy thú vị trong hành trính khám phá Đảo quốc Sư tử của du khách.

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Phố Bugis

Vào những năm 1950, phố Bugis được bạn bè quốc tế biết đến với những hoạt động về đêm, nơi những chàng trai chuyển giới ăn mặc lòe loẹt tụ tập, phô diễn, thu hút các chàng thủy thủ và sỹ quan quân đội nước ngoài. Buổi tối, cả khu phố bừng lên sức sống khi những chiếc xe đẩy tập trung về đây, bày bán vô vàn những món đồ giá rẻ, những món ăn hàng rong, vì thế khu phố được mang cái tên “chợ đêm” hay “Pasar Malam”.

Ngày nay, phố Bugis đã trở thành một địa điểm mua sắm độc đáo. Trải qua những đổi thay đáng kể, phố Bugis hiện nay tập trung gần 800 cửa hàng và là điểm mua sắm ngoài trời lớn nhất ở Singapore. Với sự pha trộn độc đáo của nhiều ngành hàng từ quần áo, phụ kiện thời trang chất lượng, hợp mốt, đến các dịch vụ làm đẹp như tiệm làm móng, làm tóc, bạn sẽ dễ bị thu hút bởi khung cảnh mua sắm nhộn nhịp và các hoạt động sôi nổi trên con phố trải đá cuội này.


Thông tin cần thiết

GIỜ MỞ CỬA
Thứ Hai đến Chủ nhật: 11h sáng - 10h đêm
WEBSITE
http://www.bugis-street.com/
HẠNG MỤC
Chợ đường phố, Khu chợ, Thời trang, Phụ kiện, Tóc, Sức khỏe & Làm đẹp, Quà vặt địa phương, Đồ lưu niệm.
ĐẶC ĐIỂM
Giá rẻ, Phong cách Indie, Bản sắc địa phương, Nhãn hiệu thiết kế
 Ở đâu

ĐỊA CHỈ
Số 4 Phố New Bugis
Singapore 188868
Phone(65) 6338 9513

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Kinh nghiệm mua sắm tại singapore



Mùa khuyến mãi

Các cửa hàng và trung tâm mua sắm ở Singapore đều có chương trình giảm giá hàng tuần nhưng 2 mùa khuyến mãi lớn và rầm rộ nhất trong năm (Great Singapore Sale) là vào tháng 5- 7 hoặc mùa Giáng sinh. Nếu bạn muốn hưởng nhiều khuyến mãi nhất thì nên đến Singapore vào thời gian này.

Cập nhật thông tin mua sắm

Trước khi đến Singapore, bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn những trung tâm mua sắm cũng như tìm các chương trình khuyến mãi thường xuyên cập nhật tại một số website. Bạn có thể tìm kiếm thông tin khuyến mãi mới được đăng trên các tờ báo địa phương. Hãy nhận những bản đồ, tờ rơi giới thiệu trung tâm mua sắm, chương trình khuyến mãi… luôn sẵn có tại sân bay hay các trung tâm thông tin trong thành phố.

Giờ mua sắm

Một số cửa hàng bách hóa và một vài cửa hiệu nhỏ hơn mở cửa hàng ngày từ 10g đến khoảng 21g, hoặc thậm chí đến 10 tiếng. Singapore là một trong vài quốc gia trên thế giới khá an toàn khi dạo phố về đêm. Chỉ cần lưu ý sơ, bạn có thể mua sắm an toàn.

Trung tâm mua sắm Mustafa ở khu Tiểu Ấn là cửa hàng bách hóa duy nhất ở Singapore mở cửa 24 giờ mỗi ngày.

Giá cả và mặc cả

Đọc lướt và so sánh giá trên những tờ báo địa phương đưa tin rất nhanh về tình hình giá cả và những chương trình khuyến mãi mới nhất.

Ở các cửa hàng bách hóa, tất cả các món hàng đều có bảng niêm yết giá với giá cố định. Nhiều cửa hàng bán lẻ nhỏ cũng niêm yết giá nhưng thường có thể linh động nếu bạn có yêu cầu giảm giá. Hãy yêu cầu người bán lẻ ra giá 'thấp nhất', sau đó bạn mặc cả cho đến khi hai bên đi đến giá thỏa thuận.

Thẻ tín dụng/Thẻ thanh toán

Hầu hết các cửa hàng đều chấp nhận những thẻ tín dụng và thẻ thanh toán quốc tế chính. Nếu bạn gặp cửa hàng nào đòi tính thêm khoản phụ thu, hãy liên hệ với văn phòng của công ty thẻ thanh toán có liên quan tại địa phương để kịp thời chấn chỉnh những việc làm sai trái.

Tiền tệ

Đối với ngân phiếu du lịch và những vấn đề tài chính khác, hãy liên hệ với những ngân hàng thường hoạt động từ 9g30 đến 15g30, từ thứ Hai đến thứ Sáu, và từ 9g30 đến 11g30 vào những ngày thứ Bảy. Để thuận tiện hơn, các máy rút tiền tự động được lắp đặt một cách tiện lợi tại các ngân hàng và hầu hết các trung tâm mua sắm và phục vụ 24/24.

Bạn có thể đổi ngoại tệ tại các ngân hàng, khách sạn và bất cứ nơi nào có trưng bảng hiệu "Quầy đổi tiền hợp pháp" (Licensed Money Changer).

Biên nhận và các chính sách trả đổi hàng

Tất cả các cửa hàng bách hóa và các cửa hàng bán lẻ nhỏ đều cung cấp phiếu thanh toán hoặc biên nhận khi mua bán. Bạn đừng ngại yêu cầu người bán hàng cung cấp biên nhận nếu họ lờ đi và hãy kiểm tra kỹ lưỡng mọi chi tiết ghi trên biên nhận.

Những cửa hàng lớn hơn và các cửa hàng bách hóa sẽ đổi hàng hóa nếu được trả lại trong tình trạng tốt như ban đầu. Tuy nhiên, việc trả lại hàng hóa thường chỉ được chấp nhận trong một số ngày nhất định (thường là 3 ngày) kể từ ngày mua, và phải trình hóa đơn thanh toán. Những cửa hàng nhỏ hơn thường không dễ dãi cho lắm, vì thế bạn hãy kiểm tra hàng hóa kỹ lưỡng cũng như phương thức trả lại hàng trước khi mua hàng.

Nếu bạn chưa quyết định mua hàng trong một cửa hàng bách hóa và muốn dành thời gian để xem xét thêm, bạn có thể yêu cầu nhân viên bán hàng để dành món hàng đó cho mình. Hàng hóa chỉ có thể để dành tối đa trong 3 ngày.

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Đến Singapore khám phá văn hóa Peranakan

Trang phục nyonya kebaya, nghệ thuật kết cườm tinh tế hay những món ăn cay nồng, đậm đà... hòa quyện vào nhau tạo thành nét văn hóa đáng tự hào của người Peranakan.

Trong tiếng Mã Lai, Peranakan có nghĩa là người lai, được sinh ra từ cuộc hôn nhân giữa các thương nhân và thủy thủ đến từ miền Nam Trung Quốc, với người phụ nữ bản địa (người Mã Lai) vào khoảng thế kỷ 15, 16. Con cái của họ, những đứa trẻ được sinh ra và nuôi dưỡng bởi 2 nền văn hóa: nền văn minh Trung Hoa và nền văn hóa Mã Lai bản địa, được gọi là người Peranakan Trung Hoa.

Nhóm cộng đồng này thường được gọi là những người Baba hoặc Nonya – Tên gọi xuất phát từ tiếng Peranakan. Baba có nghĩa là người nam và Nonya là người nữ, ngôn ngữ chính của nhóm người này là tiếng lai Hoa-Mã Lai.

Một góc phố của người Peranakan ở khu vực Katong.

Trong xã hội của người Peranakan, các Baba là trụ cột chính về kinh tế trong gia đình. Riêng với Nyonya, tuy không phải lo về kinh tế nhưng họ chính là những người gìn giữ hạnh phúc gia đình. Đối với các Nyonya thì nấu nướng là một thành tựu đáng tự hào. Vì vậy mà khi nghiên cứu về ẩm thực Peranakan, người ta đã ưu ái gọi nó bằng tên gọi là 'ẩm thực Nyonya'.

Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc, Mã Lai, Indonesia và Ấn Độ nên món ăn ở đây thường có vị cay nồng, chua và đậm mùi... Có thể kể ra nhiều món ăn ngon, đặc trưng như cà ri gà, cà ri laska, Nyonya chap chye (rau củ hầm), Babi Pongteh (thịt heo hầm với nấm và măng tươi)... Nhưng đáng tự hào nhất phải kể đến đó là món mì Laska, được pha trộn giữa sợi bánh, nước sốt cà ri cốt dừa, tôm, sò huyết, nghêu, chả cá, giá cùng với lá laksa (rau răm của người Việt).

Trong đời sống của người Peranakan nói riêng và Singapore nói chung, laksa là món ăn phổ biến trong những buổi họp mặt gia đình, hay các dịp lễ, tết. Đến Singapore, mì laksa là một trong những món ăn mà du khách sẽ được giới thiệu trước tiên khi muốn tìm hiểu về ẩm thực cùa đảo quốc này.

Mỳ laska là một niềm tự hào trong ẩm thực của người phụ nữ Nyonya.

Không chỉ giỏi về ẩm thực, phụ nữ Nyonya còn rất giỏi trong việc thêu thùa và may vá. Các bộ trang phục truyền thống (nyonya kebaya) thường được các cô gái Nyonya may thủ công bằng tay với đường kim mũi chỉ hết sức tinh tế và tỉ mỉ bởi đó là trang phục của những người phụ nữ quý tộc, được dùng trong những dịp trang trọng. Ngày nay nyonya kebaya thường được các cô gái trẻ kết hợp với quần jean mặc trong công sở hay dạo phố.

Quận Joo Chiat và Katong ở Singapore là khu vực mà du khách không nên bỏ qua khi muốn mua các sản phẩm thêu, đan hạt cườm như giày, dép, túi xách... đây cũng là một niềm tự hào của các cô gái Nyonya. Theo truyền thống Peranakan thì những cô gái sẽ được học thêu từ năm 12 tuổi, bắt đầu từ những mũi thêu chữ thập đến khi thật thành thạo và sau đó là công đoạn kết những hạt cườm thủy tinh. Nó được lấy từ những nước Đông Âu như Czech, Anh hay Hà Lan...

Những đôi dép kết hạt cườm tinh tế là món quà lưu niệm mà du khách đều muốn mua cho mình khi đến 

Khi đính cườm đòi hỏi sự khéo léo của từ những đôi tay tài hoa. Khó khăn nhất của công đoạn này chính là ghép đúng màu sắc cho những mẫu thiết kế. Những Nyonya phải chắc rằng chỉ với những màu sắc có hạn của những hạt cườm nhưng vẫn làm bật lên cái hồn của mẫu thiết kế.

Văn hóa Peranakan với những nét truyền thống mang đậm dấu ấn ẩm thực, nghệ thuật may thêu đã trở thành một phần quan trọng của truyền thống văn hóa Singapore, và điểm nhấn đầy thú vị trong hành trính khám phá Đảo quốc Sư tử của du khách.

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Khách du lịch Singapore cháy túi vì mùa sale off

Singapore được mệnh danh là một trong những thiên đường mua sắm của thế giới. Vào mùa sale off khách du lịch Singapore tới đây rất đông để thỏa sức mua sắm hàng hiệu, đặc biệt là những trung tâm thương mại vào mùa này thường đông đúc, tấp nập và nơi đây đúng là thiên đường của các tín đồ shopping.Mùa shopping bắt đầu từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7 du lịch Singapore lại bước vào đợt siêu khuyến mãi. Hàng nghìn cửa hàng lớn nhỏ, nổi tiếng trên khắp đất nước Singapore đồng loạt giảm giá bán từ 70% trở lên. Đây là thời điểm các công ty thay đổi kiểu dáng mẫu mã hàng hóa, cũng là dịp để các cửa hàng thanh toán tất cả các hàng hóa tồn kho trong năm qua. Vì vậy họ muốn "bán tống bán tháo" những gì còn sót lại trong kho, trong cửa hàng để từ tháng 8 bắt đầu kinh doanh những hàng hóa mới.

Khu Isetan luôn tấp nập khách đến mua sắm

Đến du lịch Singapore trong dịp này, đi đâu khách du lịch cũng thấy những bảng quảng cáo giảm giá đầy hấp dẫn với những con số phần trăm giảm giá được treo khắp mọi nơi. Từ khu mua sắm sang trọng như Ngee An City, Tang Plaza đến những nơi bình dân như Mustapha, China town những con số giảm giá 60%, 70%, 80% thậm chí 90% được in thật to bằng màu đỏ chói đập vào mắt như mời gọi du khách

 Dưới đây là một số nơi mua khách lý tưởng cho khách du lịch Singapore :

-Orchard Road: Đừng thấy các cửa hàng dọc theo Orchard Road hoặc tại Raffles City quá sang trọng mà không bước vào. Tại đó bạn có thể gặp những hàng cao cấp như áo quần, giày, túi xách cao cấp, mỹ phẩm, với giá vừa tầm tay. Tang Plaza, Takashimaya, Robinson, Specialist... vẫn có những món hàng hiệu với giá bèo.

-Sim Lim Square rất hấp dẫn du khách Việt Nam với tòa nhà 6 tầng bày la liệt hàng điện máy, từ những chiếc đĩa CD nhái đến các kiểu máy digital camera, laptop... đời mới nhất làm cho mọi người chẳng biết nên chọn mua thứ gì. Xin lưu ý với các bạn ở đây người bán hàng cũng nói thách. Vì vậy muốn mua gì, bạn cần phải nắm được giá cả (để khỏi bị hớ khi trả giá) và phải rành món hàng bạn mua (để khỏi bị mua trùng hàng nhái hoặc bị mất các linh kiện kèm theo). Mua xong, bạn nhớ làm giấy tờ hoàn thuế GST (Good and Services Tax) 3%.

Khu mua sắm Orchard Singapore là điểm dùng chân của nhiều khách du lịch

- Ikea furniture Mall - Siêu thị bán hàng gia dụng sản xuất tại Thụy Điển với hai tầng mênh mông cung cấp cho bạn mọi thứ cần sử dụng trong gia đình hoặc trang trí trong nhà với giá rất rẻ. Từ những thứ thông dụng như nồi niêu, xoong chảo đến những hàng độc để trang trí trong nhà như các loại đèn dầu xưa, đèn măng sông... đều có mặt. Mua xong, có một khu vực để khách có thể... đóng gói lại đem về nhà. Giá ở đây cố định, bạn không cần trả giá.

-China town, Mustapha là nơi có thể mua... mọi thứ từ chai dầu xanh hiệu Con có đến chiếc điện thoại Nokia đời mới nhất. Tuy nhiên, cách trình bày hàng hóa ở đây không được bắt mắt và khách không được hoàn thuế trực tiếp tại sân bay.

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Mua sắm tại Singapore

Dọc Orchard Rd (Thiên đường mua sắm): Singapura Plaza, Center Point, Orchard Central, Tangs, Ngee Ann City, Lucky Plaza (nơi này có thể bargain được nhé). Cách tới: MRT dọc đường Orchard: Dhoby Ghaut, Somerset, Orchard mrt (line đỏ).

Orchard Rd.jpg


Bugis (Bugis Junction, Street): Là địa chỉ nhiều người việt ưa thích. Cách tới: tới Bugis MRT EW12 (line xanh)

Raffle City (City Link, Robinson) Cách tới: tới City Hall MRT EW13. Đi bộ từ Bugis Junction: dọc theo đường North Bridge Rd; or đi dọc đường Vitoria Str sau đó rẽ vào đường Stamford Rd

Penisula Plaza
 (chuyên đồ Sport) Cách tới: City Hall MRT EW13

Vivo city Chỗ này có món Chili Crab ngon và canh hầm Ếch rất tuyệt, hơi chát tý thôi). Cách tới: tới Habourfont MRT station, ra khỏi mrt là vivo city.

Suntec city Cách tới: tới City Hall Mrt rồi đi bộ tới, hoặc đi bus: 36, 97, 106, 111, 133, 501, 502, 518, 857, 700)

Marina Square Tới Red Hill,MRT station sau đó bắt xe bus 64,33. Tới Queentown MRT station, sau đó bắt xe bus 195. Tới Commonwealth MRT station, sau đó bắt xe bus 196,198,147

Marina Square.jpg

Mustafa Centre Cách tới: Tới MRT Farrer Park (line tím), exit theo hướng Serangoon Rd (đi ngược chiều xe oto khoảng 100m nhìn bên trái là Serangoon Plaza, Mustafa bên cạnh) Bus: 23,64,65,66,130,131,139,147. Lưu ý:

China ToWn Cách tới: tới Chinatown MRT. Các địa điểm nên tới. People Park Complex (đổi tiền ở đây cũng khá được giá đó) Mua Dầu gió: Medical Oil (Lotus và Eagle Brand)
Nếu ở dài ngày thì có thể tới Toa Payol và Ang Mo Kio (là hai khu mua bán kha khá ở ngoài thành phố).

Anchorpoint, 368 Alexandra Road Cách đi: Queenstown MTR EW19 (là gần nhất, đi khoảng 11 phút 19 giây)), đi bộ rẽ trái đi đường Commonwealth Ave, đến ngã tư rẽ phải ra đường Alexandra Rd. Chuyên đồ OUTLET Store. Xuống các tầng hầm B1, B2, B3 càng rẻ.
ION Orchard, 2 Orchard Turn SINGAPORE 238801 Cách đi: Orchard MTR NS22, đi mất 5 phút. Open hours: 11am – 10pm. Hàng tuyển: Đẹp và giá cả hợp lý. Xuống các tầng hầm B1, B2, B3 càng rẻ.