Hiển thị các bài đăng có nhãn dụng cụ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dụng cụ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Mẹo giữ sức khỏe khi đi 'phượt'

Giữ sức khỏe khi đi du lịch là một điều hết sức quan trọng, đặc biệt là những bạn đi theo kiểu "phượt", không được tour hỗ trợ. Vì vậy sự chuẩn bị kĩ càng không bao giờ là thiếu.Đến một tỉnh thành hay một đất nước khác, khí hậu thay đổi, các món ăn lạ với khẩu vị thường ngày cộng với việc phải di chuyển một chặng đường dài và xa nên rất dễ khiến bạn mệt mỏi, có thể là bệnh. Bạn sẽ mất đi cơ hội khám phá.

1. Tiêu chảy: Vấn đề khá nghiêm trọng khi đi du lịch là bị tiêu chảy, làm cho chuyến đi của bạn trở nên mệt mỏi, đuối sức, giảm sức bền, người lả đi. Tiêu chảy có thể xảy ra do thay đổi khí hậu, nguồn nước, cộng với thức ăn không đảm bảo vệ sinh nên các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy dễ xâm nhập vào đường tiêu hóa. Để tránh tình trạng này thì không nên ăn các món đặc sản khi không rõ nguồn gốc chế biến, không ăn rau sống các loại, nước đá… Mỗi sáng, bạn có thể phòng ngừa bằng cách uống 1 gói Smecta và nếu có tình trạng tiêu chảy thì bạn tăng liều lên 2 gói, uống kèm với ORS để tránh tình trạng mất nước. Tốt hơn hết, nếu có thể, bạn nên dùng nước uống đóng chai.

2. Chống say tàu xe: Trước khi lên xe không nên ăn quá no hoặc để quá đói. Thuốc chống say xe nên uống lúc 30 phút trước khi lên xe. Nếu di chuyển đường dài thì sau 4 giờ uống thuốc một lần. Với những người say xe nặng thì nên đeo khẩu trang hoặc cầm theo vỏ quýt nhét vào lỗ mũi. Mùi vỏ quýt sẽ loại trừ những mùi khó chịu trên xe gây nên.

suc khoe khi di phuot 

3. Say nắng hoặc lạnh: Khi đi dưới ánh nắng mặt trời nên mặc áo khoác có mũ nếu chạy xe máy. Còn đi xe hơi hoặc đi dọc biển hay leo núi thì nên có mũ rộng vành như mũ tai bèo, đeo kính mát bảo vệ mắt loại lọc được tia cực tím và luôn đem theo chai nước để uống khi khát. Đối với những bạn leo núi thì nên pha ORS để cân bằng điện giải, tránh được tình trạng khô hay nức môi, đồng thời nên giữ ấm cổ, tai, lòng bàn chân bằng khăn choàng, tất (vớ). Khi du lịch bụi, di chuyển nhiều, vì vậy nên mặc những trang phục thoáng, mát như những quần legging hay áo thun. Tránh mặc những bộ đồ bó sát, chật cứng ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

Với những chuyến phượt ở nước ngoài, vì lệch múi giờ và vận chuyển xa nên có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, người mệt mỏi. Vì vậy, cần chịu khó tập những động tác hít thở, cùng với những bài tập thể dục cơ bản. Nếu tình trạng trên kéo dài, bạn có thể bổ sung vitamin, khoảng chất...
Cuối cùng, bạn nên mang theo một vài loại thuốc như: giảm đau, dị ứng, dầu gió, băng cá nhân, cao dán, gạc y tế, thuốc sát trùng, kem chống nắng, kem phòng ngừa muỗi đốt, để phòng ngừa những trường hợp xấu xảy ra. Đặc biệt, nên ngủ đủ giấc thì mới đủ tỉnh táo khi lái xe (với những người phượt bằng xe máy).

Chúc các bạn có những chuyến phượt thật ý nghĩa bên bạn bè và người thân

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Những hành lý cần chuẩn bị khi đi du lịch

Một chuyến du lịch thành công thường bắt đầu với một danh sách chuẩn bị các đồ dùng cần thiết mang theo. Với danh sách này, bạn có thể tiết kiệm nhiều thời gian chuẩn bị, bớt mệt mỏi khi xếp hành lý và an tâm rằng bạn sẽ không quên một thứ đồ dùng nào – cần thiết và quan trọng cho chuyến du lịch của bạn. Danh sách đồ dùng sẽ giúp bạn xắp xếp nhanh, ngăn nắp, và ngăn bạn bỏ vào vali những thứ bạn không cần hay quá nặng cho một chuyến du lịch.

Danh sách đồ dùng đặc biệt cần thiết khi bạn có chuyến du lịch đầu tiên đến một nơi hoàn toàn mới. Nhiều đồ dùng bạn cần mà không mang theo, bạn lại không có đủ thời gian hay tiền bạc để đi mua trong chuyến du lịch của mình.

Chuẩn bị cho chuyến đi.

Ngoài ra, trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể bị mất hành lý. Mất hẳn. Nếu bạn có danh sách đồ dùng mang theo, hoặc còn danh sách này ở nhà, bạn sẽ có đầy đủ thông tin cần thiết để làm các thủ tục khai báo mất hành lý, tài sản của mình.

Qua kinh nghiệm thực tế và tham khảo, đề xuất với bạn danh sách các đồ dùng cần thiết mang theo thông dụng nhất. Tùy theo chuyến du lịch và nhu cầu của bạn, mà danh sách này có thể điều chỉnh cho phù hợp – dài hơn hoặc ngắn hơn.

Chúc bạn may mắn và hy vọng danh sách bên dưới sẽ cần thiết và hữu ích cho chuyến du lịch của bạn trong năm nay!

di-du-lich-home

Danh sách đồ dùng mang theo khi đi du lịch xa:

Tiền bạc & Giấy tờ
Vé máy bay du lịch (nếu bạn là Việt Kiều cần mang vé máy bay khứ hồi về nước đang sinh sống)
Giấy/số xác nhận nếu mua vé máy bay qua mạng
Hộ chiếu có visa (nếu cần)/Thẻ chứng minh nhân dân
Bản sao giấy đăng ký kết hôn (để check-in khách sạn khi đi cùng gia đình)
Bản sao giấy khai sanh của con cái (để check-in máy bay trong nước khi chưa có hộ chiếu, CMND)
Số điện thoại khẩn cấp – địa chỉ của Đại sứ quán Việt Nam (khi tự đi du lịch nước ngoài)
Thẻ khách hàng thường xuyên/ưu đãi của hãng hàng không (Frequent flyer/frequent guest cards)
2 ảnh cá nhân (khổ làm hộ chiếu), bản sao thông tin cá nhân trong hộ chiếu (sử dụng khi mất hộ chiếu)
Voucher/coupon/các loại vé (khi book các dịch vụ)
Tiền mặt/thẻ ATM
Ngoại tệ/thẻ tín dụng
MasterCard (khi đi du lịch nước ngoài)
Các địa chỉ email cần thiết
Bản sao tiền sử bệnh án (nếu cần)
Bản sao danh sách đồ dùng mang theo (để kiểm tra khi mang về, hoặc khai báo khi mất hành lý)
Giấy phép lái xe, bảo hiểm (nếu bạn tự lái xe đi du lịch)
Thiết bị điện, điện tử:
Điện thoại di động
Máy chụp ảnh (phim, kỷ thuật số), pin, sách hướng dẩn sử dụng
Máy nghe nhạc Ipod/ Discman/MP3, pin
Máy quay phim, băng/disk để ghi hình
Máy xem phim DVD mini, đĩa phim DVD
Đồ sạc pin điện thoại di động, máy chụp ảnh, quay phim, laptop
Ổ cắm điện phù hợp hoặc ổ cắm đa quốc gia (khi du lịch nước ngoài)Laptop (nếu cần thiết)
Thuốc men:
Thuốc tiêu hóa
Thuốc cảm, viêm họng, hạ sốt
Kem chống nắng, chống nứt môi, chống dị ứng … (tùy nơi đến)
Kem chống côn trùng/bôi sau khi bị côn trùng cắn/đốt (tùy nơi đến)
Kem chống dị ứng da
Vitamins
Băng cứu thương
Thuốc/biện pháp tránh thai
Thuốc chống say xe/máy bay/tàu
Các đồ dùng khác:
Túi đeo, balô, vali để đựng giấy tờ cần thiết, vé máy bay, hộ chiếu, tiền
Chìa khóa, ổ khóa hành lý (du lịch Mỹ phải có ổ khóa được cho phép)
Tạp chí, sách
Giấy ghi chú, viết
Bản đồ, sách hướng dẫn
Tự điển ngoại ngữ/ hội thoại thông dụng
Túi kim chỉ, nút (sewing kit)
Túi nôn
Máy tính đổi tiền
Bao plastic đựng quần áo đã sử dụng
Thuốc lá (nếu bạn hút thuốc. Mang ít hoặc không mang thì tốt hơn!)
Dụng cụ thể thao (vợt tennis, gậy đánh golf, đồ tắm…)
Bộ bài, đôminô, cờ tướng
Nút nhét tai chống ồn (khi ngủ)/chống vào nước (khi bơi)
Mặt nạ che mắt khi ngủ
Gối ngủ (trên xe, máy bay)
Nếu bạn là nam:
Trang phục:
Áo shơ-mi ngắn tay/ dài tay
Áo thun ngắn tay/dài tay
Quần dài, short
Quần áo thể thao
Quần áo ngủ (pijama)
Giày thể thao, sandals
Nón
Đồ lót
Dây nịt (thắt lưng)
Áo vest, giày da, vớ, cravat, tài liệu, business card (khi kết hợp hội nghị, công tác)
Khăn choàng cổ, nón, găng tay, áo quần ấm sát người, áo lạnh, áo len (nếu đến vùng có thời tiết lạnh)
Đồ dùng vệ sinh cá nhân:
Bàn chải, kem đánh răng, lược
Dầu gội, tắm nam
Kem và đồ dùng cạo râu
Dung dịch súc miệng
Keo xức tóc
Nếu bạn là nữ :
Áo sơ-mi ngắn tay/dài tay
Áo thun ngắn tay/dài tay
Quần áo lót
Quần áo ngủ
Váy dài, ngắn
Giày thể thao, sandals
Quần dài, short
Nón rộng vành
Vớ
Đồ trang sức – vòng, đeo cổ, đeo tay, kẹp, dây buộc tóc
Trang phục công sở, giày da, vớ, tài liệu, business card (khi kết hợp hội nghị, công tác)
Khăn choàng, nón, găng tay, áo quần ấm sát người, áo lạnh, áo len (nếu đến vùng có thời tiết lạnh)
Đồ dùng vệ sinh, cá nhân:
Bàn chải, kem đánh răng, lược
Dầu gội, tắm nữ
Dung dịch súc miệng
Mỹ phẩm
Keo xức tóc
Bàn ủi du lịch
Dung dịch tẩy trang
Tampons
Đồ dùng cho trẻ em đi cùng:
Khăn lông
Khăn giấy ướt (hộp)
Tả giấy
Mền đắp, quấn (nhẹ, mềm)
Tấm trải không thấm nước
Ghế của bé trên xe (nếu bạn đi bằng xe riêng)
Nôi, xe đẩy
Túi địu bé sau lưng/trước ngực
Nhiều quần áo ngoài/lót ban ngày, ban đêm (để thay đổi), áo quần ấm, vớ
Dầu, phấn trẻ em
Đồ chơi/giải trí (tùy lứa tuổi)
Túi đựng đồ sử dụng, đựng tả giấy sử dụng…
Phao, kính mát, nón, kem chống nắng, chống côn trùng, đồ tắm
Kẹp, dây buộc tóc cho bé gái
Sữa, nước trái cây đóng hộp, thức ăn trẻ em
Hộp sữa, bình sữa, dụng cụ pha sữa, bình hâm sữa, máy khử trùng đồ dùng ăn uống của bé
Bình, ly uống nước, muỗng, tô/chén có nắp
Nước đóng chai cho bé
Thức ăn nhẹ
Truyện tranh
Yếm
Gối mềm
Giầy & dép
Áo khoác (dù đến nơi có khí hậu nóng, do máy điều hòa trong nhà hàng có thể rất lạnh với bé)
Dầu tắm, gội và đồ dùng vệ sinh cá nhân
Đồ dùng đi biển:
Đồ tắm (2 bộ/ người)
Giầy sandals, không thấm nước
Kính bơi, mặt nạ – ống lặn
Máy quay phim không thấm nước
Nón rộng vành
Kính mát
Kem chống nắng
Nút nhét tai (nếu cần khi bơi)
Phao, bơm
Đồ dùng dã ngoại:
Dầu/kem chống côn trùng
Thuốc xức sau khi bị côn trùng đốt/cắn
Giầy dã ngoại
Nón len, vớ nếu khí hậu lạnh
Đồ dùng khi trời mưa:
Dù/tấm che mưa (Ponchos)
Áo quần đi mưa
Giầy phù hợp
Vớ dự phòng

Bảo vệ sức khỏe khi đi du lịch

Giữ sức khỏe là điều rất quan trọng trên hành trình vi vu xa nhà của bạn. Đến một địa danh xa nơi ở của bạn, khí hậu thổ nhưỡng đổi khác, các món ăn lạ lẫm cộng với sự mệt mỏi khi di chuyển xa rất dễ khiến bạn bị ốm. Sau đây xin chia sẻ một số thông tin hữu ích giúp bạn bảo vệ sức khỏe trong chuyến du lịch của mình.

Những vấn đề thường gặp về sức khỏe

3 vấn đề thường gặp nhất khi di chuyển xa là say tàu xe, say nắng, tiêu chảy, mệt mỏi do lệch múi giờ (nếu đi nước ngoài).

Chống say tàu xe. Trước khi đi nên ăn nhẹ, không để cơ thể quá đói hoặc quá no vì dễ kích thích niêm mạc dạ dày. Không dùng đồ uống có gas, không uống rượu trước và trong khi đi. Có thể dùng thuốc chống say xe: 30 phút trước khi khởi hành nên uống một viên, nếu cần bốn giờ sau có thể uống lại; hoặc dán miếng chống say ở sau tai.

suc khoe du lich

Say nắng. Ánh nắng chói chang khiến bạn mất sức rất nhanh trên đường đi. Vì vậy, khi đi nắng cần đội nón rộng vành. Luôn đem theo chai nước để uống khi khát.

Tiêu chảy. Bị tiêu chảy khi đi du lịch có thể là một vấn đề khá nghiêm trọng, làm chuyến đi trở nên mệt mỏi với bạn. Tình trạng này xảy ra khi một loại vi khuẩn gây tiêu chảy xâm nhập vào hệ tiêu hóa của bạn, thường là khi bạn ăn hoặc uống những thứ lạ, không đảm bảo vệ sinh. Cách tốt nhất để phòng tiêu chảy là hết sức cẩn thận với thực phẩm và nước uống suốt dọc hành trình.

Mệt mỏi do lệch múi giờ. Những cuộc di chuyển qua nhiều múi giờ sẽ làm đảo lộn đồng hồ sinh học của bạn, có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, mất ngủ và mệt mỏi. Để đối phó với tình trạng này, sau chuyến đi dài, hãy tản bộ, hít thở thật nhiều khí trời ở nơi bạn đến, hạn chế nằm bẹp trong phòng kín.

Mẹo bảo vệ sức khỏe trong ăn uống

Thực phẩm nào an toàn nhất đối với bạn? Đó là tất cả những gì đã được đun sôi cũng như trái cây và rau đã đến độ thu hoạch trước khi được chế biến. Tuyệt đối tránh ăn những thực phẩm chưa qua nấu nướng.

Ngoài ra, bạn cũng nên cẩn thận trước những món ăn phải thao tác nhiều lần bằng tay, thực phẩm để không hợp vệ sinh, tránh những nơi không có đủ nước sạch để rửa chén bát, cẩn thận với rau sống, nước đá… Với nước uống, nếu không tin tưởng vào nguồn nước tại nơi bạn đến, tốt nhất hãy uống nước đóng chai của nhãn hiệu mà bạn tin tưởng.

du-lich-an-toan

Chuẩn bị những loại thuốc thông thường

Hãy mang theo một vài loại thuốc, cồn và bông gạc y tế, có thể sẽ rất hữu ích cho bạn. Thuốc mang theo có thể bao gồm: Thuốc giảm đau, kháng sinh, trị tiêu chảy, oresol, thuốc chống dị ứng, vitamin, dầu gió, trà gừng, thuốc sát trùng mắt Nacl…

Lưu ý khác

Nhớ rửa tay sạch trước khi ăn. Bạn hãy mang theo một bình nước, một bánh xà phòng, khăn giấy đề phòng nơi đến không có sẵn.

Chuẩn bị vài loại thực phẩm khô để ăn ngay khi đói bụng.

Bạn nên mặc những loại quần áo gọn gàng, nhưng cũng phải thoải mái, dễ cử động. Không nên mặc những loại quần áo quá bó, quá chật vì có thể ảnh hưởng tới lưu thông máu. Về chất liệu, chọn loại thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt sẽ có lợi cho sức khoẻ.

Những ngày nắng chói chang chỉ nên tắm biển trước 10h00 và sau 16h00. Dùng kem chống nắng xoa lên da 30 phút trước khi ra nắng và xoa lại sau 2-3 giờ. Cần đeo kính bảo vệ mắt (chọn loại kính có thể lọc được tia tử ngoại).

Đến những nơi khí hậu lạnh, bạn cần giữ ấm cơ thể, mang vớ, tất và khăn quàng đầy đủ để phòng chống cảm cúm.

Mẹo giữ sức khỏe khi đi 'phượt'

Giữ sức khỏe khi đi du lịch là một điều hết sức quan trọng, đặc biệt là những bạn đi theo kiểu "phượt", không được tour hỗ trợ. Vì vậy sự chuẩn bị kĩ càng không bao giờ là thiếu.Đến một tỉnh thành hay một đất nước khác, khí hậu thay đổi, các món ăn lạ với khẩu vị thường ngày cộng với việc phải di chuyển một chặng đường dài và xa nên rất dễ khiến bạn mệt mỏi, có thể là bệnh. Bạn sẽ mất đi cơ hội khám phá.

1. Tiêu chảy: Vấn đề khá nghiêm trọng khi đi du lịch là bị tiêu chảy, làm cho chuyến đi của bạn trở nên mệt mỏi, đuối sức, giảm sức bền, người lả đi. Tiêu chảy có thể xảy ra do thay đổi khí hậu, nguồn nước, cộng với thức ăn không đảm bảo vệ sinh nên các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy dễ xâm nhập vào đường tiêu hóa. Để tránh tình trạng này thì không nên ăn các món đặc sản khi không rõ nguồn gốc chế biến, không ăn rau sống các loại, nước đá… Mỗi sáng, bạn có thể phòng ngừa bằng cách uống 1 gói Smecta và nếu có tình trạng tiêu chảy thì bạn tăng liều lên 2 gói, uống kèm với ORS để tránh tình trạng mất nước. Tốt hơn hết, nếu có thể, bạn nên dùng nước uống đóng chai.

2. Chống say tàu xe: Trước khi lên xe không nên ăn quá no hoặc để quá đói. Thuốc chống say xe nên uống lúc 30 phút trước khi lên xe. Nếu di chuyển đường dài thì sau 4 giờ uống thuốc một lần. Với những người say xe nặng thì nên đeo khẩu trang hoặc cầm theo vỏ quýt nhét vào lỗ mũi. Mùi vỏ quýt sẽ loại trừ những mùi khó chịu trên xe gây nên.

suc khoe khi di phuot 

3. Say nắng hoặc lạnh: Khi đi dưới ánh nắng mặt trời nên mặc áo khoác có mũ nếu chạy xe máy. Còn đi xe hơi hoặc đi dọc biển hay leo núi thì nên có mũ rộng vành như mũ tai bèo, đeo kính mát bảo vệ mắt loại lọc được tia cực tím và luôn đem theo chai nước để uống khi khát. Đối với những bạn leo núi thì nên pha ORS để cân bằng điện giải, tránh được tình trạng khô hay nức môi, đồng thời nên giữ ấm cổ, tai, lòng bàn chân bằng khăn choàng, tất (vớ). Khi du lịch bụi, di chuyển nhiều, vì vậy nên mặc những trang phục thoáng, mát như những quần legging hay áo thun. Tránh mặc những bộ đồ bó sát, chật cứng ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

Với những chuyến phượt ở nước ngoài, vì lệch múi giờ và vận chuyển xa nên có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, người mệt mỏi. Vì vậy, cần chịu khó tập những động tác hít thở, cùng với những bài tập thể dục cơ bản. Nếu tình trạng trên kéo dài, bạn có thể bổ sung vitamin, khoảng chất...
Cuối cùng, bạn nên mang theo một vài loại thuốc như: giảm đau, dị ứng, dầu gió, băng cá nhân, cao dán, gạc y tế, thuốc sát trùng, kem chống nắng, kem phòng ngừa muỗi đốt, để phòng ngừa những trường hợp xấu xảy ra. Đặc biệt, nên ngủ đủ giấc thì mới đủ tỉnh táo khi lái xe (với những người phượt bằng xe máy).

Chúc các bạn có những chuyến phượt thật ý nghĩa bên bạn bè và người thân