Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ hội Singapore. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ hội Singapore. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Tham gia lễ hội Singapore

Vào thời điểm này (tháng 9 đến tháng 10) ở Singapore diễn ra 3 lễ hội lớn của 3 dân tộc ở đây gồm: người Ấn, người Trung Quốc và người Malaysia. Đến Singapore mùa lễ hội, du khách sẽ được đắm chìm trong ánh sáng của các lễ hội hoa đăng nhiều màu và nhiều hoạt động giải trí.

1. Lễ hội màu sắc của Singapore

Lễ hội Thaipusam (01/02) Thaipusam là một trong những lễ hội đầy màu sắc và có nghi thức nhất của Singapore. Sự kiện thường niên này được tổ chức nhằm tỏ lòng tôn kính với vị thần của người Hindu Subramaniam (Chúa tể Murugan).

Đây là ngày mọi người cầu nguyện và tạ ơn vì đã được ban cho những ước nguyện và sức khỏe. Buổi lễ được bắt đầu từ sáng sớm khi những tín đồ mang bình sữa và tấm khung Kavadis bằng gỗ rời khỏi Đền Sri Perumal. Cuộc diễu hành với những tấm khung Kavadis nhọn, được trang trí tỉ mỉ, sẽ bắt đầu vào cuối buổi sáng và kéo dài đến tận đêm khuya. Những tín đồ sẽ thực hiện hành trình dài 3km từ Đền Sri Perumal đến Đền Sri Thandayuthapani. Tới Đền Sri Thandayuthapani, những tín đồ thể hiện lòng mộ đạo thành kính của mình bằng cách dâng những bình sữa mang theo cho Chúa tể Murugan.

2. Lễ hội Lì xì Singapore River HongBao 16/02 – 04/03

Lễ hội Lì xì Singapore River HongBao được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1987, chủ đề thiết kế chung cho lễ hội tập trung vào “sự đầy đủ” và “sung túc”. Ngoài những trang trí ấn tượng ngoài trời, sẽ có hội hoa đăng lấp lánh ánh sáng từ những chiếc lồng đèn đón mừng Chunjie (Mùa Xuân). Những biểu tượng truyền thống được ưa chuộng như “Thần Tài” và “12 con giáp” cũng xuất hiện vào dịp này.

1
Hình ảnh về ông Thần Tài quen thuộc trong
lễ hội Singapore River Hongbao

3. Lễ hội Hoa Sentosa 18-25/02

Lễ hội Hoa Sentosa là một lễ hội về hoa và cây cảnh đặc sắc tổ chức hàng năm tại khu nghỉ dưỡng nhiệt đới trên đảo Sentosa. Vào lễ hội này, đảo sẽ bừng nở như một đóa hoa hoàn mỹ, mọi ngõ ngách đều rực rỡ sắc màu, như một bức tranh về sự đâm chồi nảy lộc. Những khu tản bộ, bùng binh, hay những con đường nhỏ khắp trên đảo trở nên sinh động hơn với những khóm hoa và bụi cây đang nở rộ, ngập tràn những màu sắc sặc sỡ. Kéo dài suốt 8 ngày Tết Âm lịch, điểm nổi bật của hội hoa này là vườn hoa trưng bày các nhân vật trong thơ ca thiếu nhi, đặt ngay giữa trung tâm của những điểm thu hút du khách ở Sentosa.

4. Lễ hội đường phố Chingay Parade (23-24/02)

Du khách đến Singapore trong dịp Tết không thể nào bỏ qua lễ hội Chingay của người dân Singapore.

Chingay Parade hay là lễ hội đường phố Chingay có từ cuối thế kỷ 19 và được chính thức tổ chức hàng năm tại Singapore trong dịp Tết âm lịch kể từ năm 1972.

Trong những năm gần đây, lễ hội Chingay không chỉ thu hút người dân Singapore mà cả các cộng đồng người nước ngoài đang sống và làm việc tại Singapore cũng tham gia vào lễ hội. Lễ hội Chingay ngày càng hoành tráng và đa dạng hơn.

2
Màn biểu diễn trong lễ hội đường phố Chingay Parade

Đây là một dịp để người dân Singapore thể hiện và củng cố nền văn hoá đa sắc tộc của mình qua một cuộc diễu hành rầm rộ gồm các đoàn xe hoa được trang trí theo motip riêng của từng dân tộc, các điệu múa dân tộc với trang phục truyền thống. Tất cả đều hoà chung vào một chủ đề đặt ra cho mỗi năm. Đây cũng là một dịp để người Singapore vừa vui chơi, vừa thắt chặt tình đoàn kết giữa các sắc tộc chính trong nước và với các cộng đồng dân tộc trên thế giới. Lễ hội Chingay cũng là một cơ hội vàng cho Singapore giới thiệu với thế giới một hình ảnh Singapore đầy ấn tượng qua một lễ hội hoành tráng và đầy màu sắc.

Lễ hội được tổ chức dưới dạng một đoàn diễu hành trên một trong những trục lộ chính của Singapore. Mở đầu đoàn diễu hành là một cột cờ bằng tre cao và nặng mang lá cờ biểu trưng cho chủ đề của năm được một nhóm thanh niên khỏe mạnh thay phiên nhau "khiêng" suốt cả chặng đường. Những tiết mục không thể thiếu trong cuộc diễu hành là múa lân, rồng, sư tử, đi cà kheo, các điệu múa hát đặc trưng của người Hoa, Mã Lai, Ấn, Anh, Mỹ, Úc, Nhật, Hàn Quốc... các tiết mục vui nhộn như xiếc trên xe đạp, trượt patin trên đường phố, biểu diễn các loại xe vespa cổv.v… tất cả đã tạo cho lễ hội một đặc trưng riêng: đoàn kết và sáng tạo.

5. Lễ hội Ẩm thực Singapore (01 – 31/7)

Lễ hội do Tổng cục Du lịch Singapore cùng Reed Exhibitions phối hợp tổ chức, trình diễn những kỹ năng tuyệt hảo cùng sức sáng tạo không mệt mỏi trong nghệ thuật chế biến thức ăn.
Với gần 40 sự kiện sẽ diễn ra trên toàn quốc đảo, Lễ hội kéo dài một tháng này mang lại cho cư dân địa phương cũng như du khách quốc tế cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sắc của đất nước Singapore như: Cua rang ớt Singapore, Cơm Gà Hải Nam và món Roti Prata của người Ấn Độ là những món ăn đặc trưng góp phần đưa Singapore trở thành một thiên đường ẩm thực được cả thế giới biết đến.

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Lễ hội ánh sáng Deepavali ở Singapore

Diwali hay Deepavali là một trong những lễ hội tôn giáo quan trọng nhất của người Hindu, cũng như một phần trong văn hóa của Singapore.

Deepavali còn được biết đến với tên gọi là lễ hội ánh sáng. Trong thời gian diễn ra lễ hội, các khu phố ở khu Tiểu Ấn (Little India) lại được trang hoàng và thắp sáng rực rỡ.


Lễ hội này có nguồn gốc từ thời Ấn Độ cổ đại. Tùy thuộc vào từng khu vực lại có những truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc thực sự của nó.

Một số người tin lễ hội là để kỷ niệm sự trở lại của Chúa Rama cùng vợ của ông là và người anh trai Lakshmana sau hơn 14 năm phải sống lưu vong. Theo truyền thuyết, Chúa Rama bị tước đoạt quyền lên ngôi hợp pháp và bị trục xuất đến sống ở khu rừng bởi người mẹ kế để con trai của bà lên ngôi. Lại có những người nói rằng Deepavali diễn ra là để kỷ niệm chiến thắng của Chúa Krishna trước tên bạo chúa Narakasura. Với chiến thắng của ông, cái thiện đã đánh bại được cái ác, ánh sáng đã chiến thắng được bóng tối.

Có rất nhiều chi tiết xung quanh câu chuyện và người Ấn Độ giáo đã dành nhiều ngày để tổ chức lễ hội Deepavali, mỗi ngày lại để tôn vinh một sự việc khác nhau như là một phần của toàn bộ câu chuyện. Deepavali là một lễ hội vô cùng quan trọng và được coi như là một ngày nghỉ lễ ở nhiều quốc gia, trong đó có Singapore.


Trong thời gian diễn ra lễ hội, có một số nghi lễ như sau: Các gia đình ở miền Nam Ấn Độ sẽ thức dậy vào lúc bình minh và tắm với dầu. Sau đó họ sẽ khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu và đi đến đền thờ để cầu nguyện. Nhiều gia đình còn thắp sáng những chiếc đèn dầu và trang trí cánh cửa với lá xoài và kolam cùng bản vẽ đầy màu sắc đặt trên sàn nhà ở lối vào, với ý nghĩa chào đón nữ thần Lakshmi, nữ thần của quyền lực, sự giàu có và trí tuệ.

Khi tới tham dự lễ hội với cộng đồng người Ấn Độ, bạn sẽ ngạc nhiên với những khu phố được trang hoàng lộng lẫy ánh đèn và hãy thử một số món ăn ngọt phổ biến tại đây như bột chiên xi-rô, kẹo đậu xanh, bánh bột gạo và bánh đậu lăng. Một số quầy hàng còn bày bán các vòng hoa, đồ trang sức, và những bộ Sari truyền thống. Bạn cũng có thể xem các nghệ sĩ địa phương sử dụng cây lá móng để vẽ lên bàn tay hoặc bàn chân những họa tiết hoa văn cầu kỳ và độc đáo, còn được biết đến là xăm henna.


Lễ hội Deepavali năm nay được tổ chức từ 27/9 đến 17/11. Lễ hội Deepavali 2013 tại Singapore dự kiến thu hút khoảng 2 triệu du khách đến với khu tiểu Ấn.

Các sự kiện chính trong lễ hội

- Lễ hội làng Deepavali (Deepavali Festival Village) tại đường Campbell và đường Hastings từ 27/9 đến 1/11.

- Triển lãm di sản và hàng thủ công Deepavali (Deepavali Heritage and Crafts Exhibition) từ 27/9 đến 1/11.

- Sự kiện Thắp sáng đường phố Deepavali (Deepavali Street Light-Up) từ 27/9 đến 17/11.

- Tour du lịch Deepavali Light-Up vào ngày 28/9 và các ngày 4, 5, 11, 12, 18, 19, 25, 26 tháng 10 với các khung giờ 19h30, 20h, 20h30 và 21h.

- Các chương trình văn hóa cuối tuần (Weekend Cultural Programmes) tại đường Hastings và đường

Kerbau vào lúc 19h00 các ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật trong thời gian diễn ra lễ hội.

- Sự kiện Radha Krishna tại đường Hastings vào lúc 15h ngày 5/10.

- Sự kiện Thử thách Gia đình (Family Challenge) vào lúc 14h ngày 12/10 tại đường Hastings và Kerbau.

- Buổi hòa nhạc đếm ngược Deepavali (Deepavali Countdown Concert) vào ngày 1/11.



- Sự kiện Cuộc đua kỳ thú (The Amazing Race) vào lúc 13h ngày 26/10 tại đường Hastings.

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Tham gia lễ hội lớn nhất của người Hoa tại Singapore

Ngày lễ Phật Đản là ngày quan trọng nhất của năm trong lịch Phật giáo và được tổ chức bởi Phật tử trên toàn thế giới. Ở Singapore, ngày lễ Phật Đản được tổ chức để tưởng nhớ ngày Đức Phật được sinh ra, đắc đạo và nhập Niết Bàn, đây là ngày để người dân thể hiện niềm vui bao la và sự hòa bình khắp nơi. Ngày lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày 15 tháng tư âm lịch, thường rơi trong tháng Năm theo dương lịch.

Vào ngày này, Phật tử ở Singapore sẽ tụ tập tại các ngôi chùa trước bình minh, nghi lễ treo cờ Phật giáo sẽ được diễn ra và các hát nói về lòng tôn kính dành cho: Đức Phật, Giáo huấn của Ngài và các Chư tăng môn đệ. Những người sùng đạo thường mang theo các đồ lễ đơn giản như hoa, nến và hương đặt ở dưới chân ĐứcPhật tâm linh của họ.


Những Phật Tử ở tuổi thanh thiếu niên thường tổ chức các hoạt động hiến máu hàng loạt tại các bệnh viện. Những nghi thức sau sẽ được thực hiện trong ngày lễ Phật Đản: tụng kinh, phóng sanh các loài chim và động vật, ăn chay và lau chùi cácbức tượng Phật, bởi theo truyền thuyết thì Đức Phật được tắm rửa dưới dòng nước của chín con rồng ngay khi sinh ra. Các Phật tử tin rằng nếu họ làm những điều tốt đẹp vào ngày lễ Phật Đản thì họ sẽ nhận được những điều xứng đáng hơn.

Hầu hết các bức tượng của Đức Phật sẽ được trang trí vào ngày lễ Phật Đản và ngày lễ sẽ kết thúc bằng một cuộc rước nến qua các đường phố. Các cộng đồng Phật giáo tại Singapore sẽ góp phần thực hiện trang trí các khu vực khác nhau, mỗi khu vực sẽ có một cách trang hoàng khác nhau để kỷ niệm dịp lễ Phật Đản, ngày lễ này thật sự có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng người Hoa ở Singapore, do phần lớn sự lan truyền của Phật giáo là thông qua các nhà truyền giáo đến từ các tỉnh phía nam Trung Quốc vào năm 1884.


Điều quan trong nhất trong Phật giáo Đại thừa chính là Niết Bàn, quá trình này có thể đạt được không chỉ thông qua bởi sự kiên trì mà còn do sự giúp đỡ của Bồ Tát hoặc những vị cao nhân khác. Một trong những vị Bồ tát được tôn thờ nhất ở Singapore là Quán Âm - Goddess of Mercy. Ở những ngôi chùa Phật giáo ở Singapore như chùa Phor Kark See trên đường Bright Hill Road, Phật Tử phải thực hiện một nghi thức trong lễ Phật Đản là bước bằng cả hai đầu gối, quỳ lạy tại mỗi bước thứ ba và cầu nguyện cho thế giới hòa bình, bản thân có nhiều phước lành và thể hiện sự ăn năn.


Bắt nguồn từ Phật giáo, Phật Giáo Nguyên Thủy với mục đích tập trung vào việc tìm kiếm con đường cứu rỗi cho mọi người. Chủ yếu được thực hiện bởi người dân ở Singapore, Sri Lanka và Malaysia, các ngôi chùa Phật giáo tại Geylang và Sri Lankaramaya thường thực hiện một nghi thức: nấu một nồi gạo trong sữa vào ngày lễ Phật Đản nhằm gợi nhớ đến bữa ăn cuối cùng của ĐứcPhật trước khi nhận ra giác ngộ của mình.

Một nơi tuyệt vời để du khách có thể tham quan và tìm hiểu ngày lễ Phật Đản ở Singapore là ngôi chùa hùng vĩ Lian Shan Shuang Lin. Được xây dựng giữa năm 1902 cho đến năm 1908, đây là ngôi chùa lâu đời nhất ở Singapore và lớn thứ hai ở châu Á.

Du khách sẽ có dịp đắm chìm trong không khí náo nhiệt của Ngày lễ Phật Đản tại Khu di tích Đền thờ The Buddha Tooth, một trong bốn nơi linh thiêng ở trung tâm khu phố Tàu. Đền thờ được thiết kế lấy cảm hứng từ sự kết hợp hài hòa của văn hóa Phật giáo Ấn Độ và nghệ thuật Phật giáo trong triều đại nhà Đường.

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Lễ hội Singapore: Lễ hội Vu Lan Singapore

Hàng năm, vào tháng 8, người Hoa ở Singapore thường có truyền thống bày tỏ lòng kính trọng đối với người đã khuất. Người Hoa theo đạo Lão tin rằng trong suốt tháng này, “Cổng Địa Ngục” được mở ra và hồn người chết tự do và được phép đi vào thế giới người sống.


Những địa điểm lý tưởng nhất để xem các nghi lễ truyền thống tại Singapore là các khu vực trung tâm – nơi những người mộ đạo tập hợp để thắp hương và cầu nguyện cũng như dâng lên các loại trái cây như quýt, đồ ăn như heo sữa quay, cơm và đôi khi là một chiếc bánh truyền thống của người Hoa được làm đặc biệt cho dịp này. Một hình ảnh phổ biến nữa là những túp lều nhiều kiểu dáng được dựng lên trong thời gian này.

 Người Hoa tin rằng có thể làm vui lòng các linh hồn bằng các màn biểu diễn wayang và getai náo nhiệt, các câu chuyện về các vị thánh thiêng liêng, những hài kịch được kể với chất giọng địa phương, màn trình diễn các ca khúc và điệu múa của các dân tộc Trung Hoa khác nhau và thậm chí là màn múa cột kèm nhào lộn rất gợi cảm do các nghệ sĩ uốn dẻo thực hiện.


Tất cả mọi người đều sẽ được chào đón tại các buổi biểu diễn này, tuy nhiên hàng ghế đầu thường chỉ dành riêng cho “khách đặc biệt”. Lễ hội được tổ chức với quy mô rất lớn, nên các lò đốt vàng mã được dựng lên cho các tín đồ để họ đốt tiền giấy – đây là một tục lệ được tin là sẽ mang đến may mắn cho người chết trong kiếp sau. Tại cả khu vực nhà riêng lẫn công cộng, bạn sẽ thấy rất nhiều nhà có để bàn thờ nhỏ bên ngoài.

Từ những bữa tiệc lớn tốn hàng ngàn đô la cho tới một thế giới rực rỡ các màn biểu diễn múa rối, kinh kịch và ca nhạc, cùng nhiều hình thức khác để an ủi các linh hồn lang thang của người Hoa đều rất đáng xem. Những hoạt động này thường diễn ra tại các khu dân cư khác nhau như Khu Chinatown, Redhill và Geylang. Vì vậy hãy tự hỏi xem bạn có thích phiêu lưu mạo hiểm và muốn đắm mình trong những trải nghiệm thực sự hay không.

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Lễ hội Deepavali

Lễ Hội Deepavali, nghĩa đen là "hàng ánh sáng" được những người Hindu mộ đạo trên khắp thế giới tổ chức và là lễ hội quan trọng nhất theo Đạo Hindu. Tại Singapore, Lễ Hội Ánh Sáng - tên gọi trìu mến của Lễ Hội Deepavali rơi vào quý cuối cùng của năm và là ngày nghỉ lễ tại Singapore.
Ý nghĩa của lễ hội là nhằm tôn vinh sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, của ánh sáng trước bóng tối. Lễ hội gắn liền với rất nhiều truyền thuyết, phổ biến nhất trong số đó là truyền thuyết Narakasura giành được sự ủng hộ của Thần và được ban cho trị vì cả vương quốc. Thần dân dưới ách cai trị bạo ngược của Narakasura, đã tìm đến Thần Sri Krishna - vị thần trị vì xứ Madura, xin cứu giúp. Sau đó, Narakasura đã bị giết trong cuộc chiến với Thần Krishna. Khi Thần Krishna đang trên đường trở về, cả đất nước chìm ngập trong bóng tối vì đêm đó là đêm trăng non. Để soi đường, người dân đã thắp đèn nhằm chào đón và tôn vinh chiến thắng của Thần Krishna. Cho đến tận ngày nay, người Hindu vẫn tiếp tục kỷ niệm chiến thắng của Thần Krishna trước bạo chúa Narakasura bằng tập tục thắp đèn dầu.

devaleni

Trong lễ hội này, mọi người đều mặc quần áo mới và cùng thưởng thức bánh kẹo. Một số cộng đồng Ấn Độ còn bắt đầu tính năm tài chính từ ngày Lễ Hội Deepavali vì họ tin rằng như vậy sẽ mang lại cho họ sự thịnh vượng phát đạt. Cách ăn mừng truyền thống Lễ Hội Deepavali tại Singapore là nghệ thuật vẽ henna trên bàn tay. Henna là một loại cây có hoa dùng để nhuộm da, tóc, móng tay và thậm chí là da thuộc và len. Những hình xăm tạm thời này thường được các nghệ nhân trong nước thực hiện miễn phí.

Vào lễ hội này, các con đường tại Khu Tiểu Ấn được trang hoàng đầy nghệ thuật và lộng lẫy với nhiều màu sắc lễ hội, hoàn toàn lột xác nhờ vào các ánh đèn và các vòng cung sống động nhiều màu. Các phiên chợ lễ hội cùng vô số các hoạt động văn hóa như Triển Lãm Di Sản và Thủ Công Ấn Độ, Lễ Diễu Hành Đường Phố, Buổi Hòa Nhạc Đếm Ngược Thời Gian Đến Lễ Hội cũng sẽ được tổ chức. Các gian hàng lễ hội được trang trí với hoa thơm, vòng hoa sử dụng trong lúc cầu nguyện, đèn dầu truyền thống và trang phục Sari tuyệt đẹp với họa tiết gấm thêu tinh tế có đính đá quý vô cùng lộng lẫy. Nhiều trang phục, trang sức trang phục tinh xảo cùng các tác phẩm nghệ thuật và thủ công truyền thống đầy màu sắc của Ấn Độ cũng được bày bán. Trong dịp này, khách tham quan còn có cơ hội nếm thử vô vàn các món đặc sản Ấn Độ.

Nếu muốn đắm chìm trong nền văn hóa phong phú của Ấn Độ, hãy ngồi tại một quán cà phê dọc Khu Tiểu Ấn và gọi teh tarik (trà sữa sủi bọt). Hãy ngắm nhìn đám đông tấp nập, bận rộn trên các con đường và trong các cửa hàng. Hãy đến và tận mắt chứng kiến xem khu vực giàu di tích lịch sử này chuyển mình như thế nào vào lễ hội Deepavali.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Múa lân chào đón may mắn

Múa lân là một loại hình biểu diễn quyền thuật ra đời từ cách đây hơn 1.500 năm. Loại hình múa này được biểu diễn chủ yếu trong các sự kiện như khai trương tòa nhà, văn phòng, cửa hàng ở Singapore, và đặc biệt là trong các dịp lễ tết như Tết Nguyên đán.

lan

Người Hoa ở Singapore tin rằng sư tử luôn mang lại sự may mắn. Truyền thuyết kể rằng có một loài vật khổng lồ, có tên gọi là Nien, chuyên phá phách ruộng đồng, mùa màng và vật nuôi của người nông dân mỗi năm vào đêm giao thừa. Để ngăn chặn sự tàn phá của con vật này, dân làng đã cùng nhau sử dụng tre và giấy để tạo ra những bù nhìn trông giống một loài vật đáng sợ và điều khiển chúng cử động giữa những tiếng trống lớn được đánh liên hồi với mục đích dọa con vật khổng lồ Nien.

Kế hoạch mưu trí đó đã thành công và từ đấy trở về sau, múa lân diễn ra hàng năm để đánh dấu sự kiện này. Thời gian và địa điểm tốt nhất để xem múa lân là vào đêm giao thừa ở khu Chinatown. Tại đây bạn cũng có thể chiêm ngưỡng Lễ hội thắp đèn hoa đăng Chinese Street Light Up vào cùng thời gian đó.

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Chinatown Tết Trung Thu 2013

Thưởng thức khu phố Tàu sôi động của Singapore trong  lễ hội. Kỷ niệm một trong những lễ hội quan trọng nhất trong lịch Trung Quốc như nó đá ra với một cuộc diễu hành khuấy động đường phố, biểu diễn đa văn hóa, pháo hoa và ánh sáng lấp lánh lên màn hình hiển thị. Chìm trong các điểm tham quan và âm thanh của khu phố Tàu thông qua một bộ đèn lồng truyền thống, và ngọt kỳ nghỉ của bạn với các món truyền thống như bánh trung thu, trà tốt từ chợ đường phố nhộn nhịp.

china

Thông tin về sự kiện
HẠNG MỤC
Văn hóa
NGÀY
TU ngày 06 Tháng Chín năm 2013, Sáu TOI
04 Tháng Mười năm 2013, Sáu
ĐỊA ĐIỂM
Chinatown

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Các Addams Family Nhạc

Đáp ứng kỳ lạ nhất nhưng yêu quý gia đình trên thế giới. Hãy sẵn sàng cho một kinh nghiệm sân khấu đó là như  ma quái nhưng nó là vui nhộn, như gia đình này kỳ lạ và tuyệt vời được chính nó vào một loạt các bí mật và bất ngờ họ chưa bao giờ đi trước! Từ những người sáng tạo của Jersey Boys , tráng lệ hài âm nhạc mới này là một điều trị xương sườn-tickling cho cả gia đình, và chắc chắn làm cho một chuyến tham quan hoàn toàn giải trí.

Family

Thông tin về sự kiện
HẠNG MỤC
Giải trí
NGÀY
Từ 9 Jul 2013, Tue Tới
28 Tháng Bảy năm 2013, Sun
ĐỊA ĐIỂM
Nhà hát lễ hội Đại ™, Resorts World Sentosa ®
8 Sentosa Cổng
S098269

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Khách Sạn Fullerton Bay Singapore

Tọa lạc tại khu vực cảng biển chính của Vịnh Marina Bay, Khách Sạn Fullerton Bay mang đến điểm vọng cảnh tuyệt đẹp hướng ra vịnh nước. Được thiết kế bởi các thiên tài thiết kế trẻ tuổi là Andre Fu và nhóm kiến trúc sư từ công ty LCL Architects, khách sạn có ba điểm ẩm thực nổi tiếng, với các phòng nghỉ tiện nghi và mặt tiền bằng kính bắt mắt.

Fullerton

Đặt chân vào tiền sảnh rộng 17 mét tại Bến Tàu lịch sử Clifford, khách tham quan sẽ không khỏi ngạc nhiên trước thiết kế nội thất đẹp và tinh tế, thể hiện sâu sắc lịch sử sống động của Singapore. Andre Fu đã tận dụng trưng bày các bản đồ hàng hải cổ xưa và các tác phẩm nghệ thuật đương đại tại khách sạn nhằm tôn vinh di sản và nét hiện đại của đảo quốc.

Tại các phòng nghỉ, LCL Architects đã tận dụng các chất liệu như gỗ hồng sắc đánh bóng và hàng rào mắt cáo, da thuộc và crom, và sử dụng phần lớn các gam màu tự nhiên, tạo nên một không gian thanh lịch và tao nhã. Hãy đến và chiêm ngưỡng kiệt tác kiến trúc hướng ra vịnh nước này cũng như ngắm nhìn các cảnh đẹp nơi chân trời nổi tiếng của Singapore.

Thông tin cần thiết

GIỜ MỞ CỬA

Mỗi ngày

TRANG MẠNG

www.fullertonbayhotel.com

ĐẶC ĐIỂM

Vào cửa miễn phí, 24 giờ

PHÙ HỢP VỚI

Văn hóa, Nghệ thuật, Lịch sử, Ẩm thực, Sang trọng, Kinh doanh

NÊN DÀNH CHO

Quán bar và hồ bơi trên mái

ĐỊA CHỈ

80 Collyer Quay Singapore 049178
Phone(65) 6333 8388

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Bảo tàng thiết kế Red Dot Design

Là bảo tàng thứ hai thuộc loại này trên thế giới, Bảo tàng Red Dot Design nằm trong tòa nhà Red Dot Traffic - tòa nhà hùng vĩ với kiểu kiến trúc thời thuộc địa trước đây từng được sử dụng làm trụ sở chính của Cục cảnh sát giao thông Singapore.

Sau khi được chuyển đổi chức năng, tòa nhà được sơn sửa lại và ngày nay trở thành tòa nhà của các công ty quảng cáo sáng tạo và các xưởng thiết kế. nằm ở khu vực nổi bật của tòa nhà Red Dot Traffic, bảo tàng trưng bày tất cả các nội dung có liên quan đến thiết kế và kiến trúc đương đại.

red

Để hỗ trợ cho bảo tàng chính Design Zentrum ở Đức, Bảo tàng Red Dot Design cũng thường xuyên tổ chức những sự kiện và các buổi trao giải cho những phong cách sáng tạo, tiên tiến và độc đáo nhất trong thiết kế. Gần như là bạn không thể bỏ qua tòa nhà vì màu đỏ thắm của nó có thể dễ dàng nhận ra từ xa. Ở đây cũng có rất nhiều các quán bar và nhà hàng để bạn ghé vào sau khi tham quan các triển lãm.

Thông tin cần thiết:

GIỜ MỞ CỬA
Thứ Hai, thứ Ba và thứ Sáu, 11h sáng - 6h chiều
Cuối tuần, 11h sáng - 8h tối
WEBSITE
http://www.red-dot.sg
PHÍ VÀO CỬA
Người lớn: S$8.00
Sinh viên: S$4.00
Trẻ em (dưới 12 tuổi): S$4.00
Người cao tuổi: S$4.00
Vào cửa tự do trong thời gian Hội Chợ Nghệ Sĩ và Thiết Kế (MAAD)
ĐẶC ĐIỂM
Phù hợp với gia đình, Lối đi cho người khuyết tật, Buổi sáng, Buổi chiều
THÍCH HỢP CHO
Văn hóa, Gia đình, Nghệ thuật, Giá rẻ
NÊN DÀNH CHO
Những tác phẩm thiết kế và kiến trúc trong nước xuất sắc và tài năng nhất
Ở đâu
ĐỊA CHỈ
Tòa nhà Red Dot Traffic 28 Maxwell Road #02-15Singapore 069120
Phone(65) 6534 7194

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Lễ hội thuyền rồng ở Singapore

Chỉ mất 20 phút đi taxi về phía đông thành phố là bạn có thể đưa cả gia đình đến Bedok Reservoir để đón xem Lễ Hội Đua Thuyền Rồng Singapore được tổ chức hàng năm. Ở đây, bạn sẽ được xem các đội thuyền rồng từ khắp mọi nơi trên thế giới về thi đấu. Mỗi đội thuyền rồng có 22 thanh niên khỏe mạnh, sử dụng các kỹ năng chèo thuyền khéo léo để tranh tài với các đội khác giành lấy vinh quang cuối cùng.

Tương tự như nhiều môn thể thao Châu Á cổ xưa khác, môn đua thuyền rồng cũng có lịch sử bí ẩn và phong phú. Nguồn gốc của môn thể thao này bắt đầu sau khi nhà thơ nổi tiếng Khúc Nguyên thời Chu của Trung Quốc qua đời. Là một vị quan liêm khiết, Khúc Nguyên đã rất đau lòng trước nạn tham nhũng trong bộ máy quan lại của mình đến nỗi gieo mình xuống dòng sông Mịch La trong nỗi niềm thất vọng.

thuyenrong

Hoạt động đua thuyền của các tay chèo thuyền rồng tượng trưng cho nỗ lực hết mình của những người đánh cá trong làng, gắng sức sải tay chèo trên mặt nước để thoát khỏi loài cá ăn thịt người. Trong khi những người đánh cá đã không thể cứu sống Khúc Nguyên thì truyền thống ném bánh giò (còn được gọi là “ba chang” ) bọc bằng lụa hoặc lá chuối để an ủi thần sông vẫn tiếp tục được lưu truyền trong các hoạt động của lễ hội ngày nay. Ngày nay, cuộc đua thuyền rồng có một diện mạo vui tươi hơn. Hãy cổ vũ hết mình và thể hiện niềm hứng khởi của bạn khi những chiếc thuyền được trang trí lộng lẫy rẽ nước tranh đua trên mặt sông và chứng kiến toàn bộ các nghi thức cổ xưa vẫn được thực hiện ở đây như việc tắm cho đầu rồng của thuyền trước mỗi trận đấu.

Cuộc đua thuyền rồng là sự kiện không thể bỏ qua đối với những người yêu thích thể thao, bởi đó là một môn thể thao mạnh mẽ, đầy sức chiến đấu, mang tính hành động và đem lại cảm giác hào hứng tuyệt vời. Ngoài ra, cuộc đua thuyền rồng, với những tiếng trống rộn rã, những nhịp điệu say mê và tinh thần đồng đội nghiêm ngặt cũng là một hoạt động vui vẻ náo nhiệt để bạn ngắm nhìn và thưởng thức.

Sông Kallang nằm ngay cạnh Khu Trung tâm Thương mại (Central Business District) là một địa điểm khác mà bạn có thể tới xem đua thuyền rồng. Tại đây, các câu lạc bộ đua thuyền rồng đã luyện tập và thi đấu trong nhiều cuộc thi vào dịp cuối tuần và đó là một nơi tuyệt vời nếu bạn muốn xem thể thao và thử thực hành.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Lễ hội Deepavali

Lễ Hội Deepavali, nghĩa đen là "hàng ánh sáng" được những người Hindu mộ đạo trên khắp thế giới tổ chức và là lễ hội quan trọng nhất theo Đạo Hindu. Tại Singapore, Lễ Hội Ánh Sáng - tên gọi trìu mến của Lễ Hội Deepavali rơi vào quý cuối cùng của năm và là ngày nghỉ lễ tại Singapore.
Ý nghĩa của lễ hội là nhằm tôn vinh sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, của ánh sáng trước bóng tối. Lễ hội gắn liền với rất nhiều truyền thuyết, phổ biến nhất trong số đó là truyền thuyết Narakasura giành được sự ủng hộ của Thần và được ban cho trị vì cả vương quốc. Thần dân dưới ách cai trị bạo ngược của Narakasura, đã tìm đến Thần Sri Krishna - vị thần trị vì xứ Madura, xin cứu giúp. Sau đó, Narakasura đã bị giết trong cuộc chiến với Thần Krishna. Khi Thần Krishna đang trên đường trở về, cả đất nước chìm ngập trong bóng tối vì đêm đó là đêm trăng non. Để soi đường, người dân đã thắp đèn nhằm chào đón và tôn vinh chiến thắng của Thần Krishna. Cho đến tận ngày nay, người Hindu vẫn tiếp tục kỷ niệm chiến thắng của Thần Krishna trước bạo chúa Narakasura bằng tập tục thắp đèn dầu.

devaleni

Trong lễ hội này, mọi người đều mặc quần áo mới và cùng thưởng thức bánh kẹo. Một số cộng đồng Ấn Độ còn bắt đầu tính năm tài chính từ ngày Lễ Hội Deepavali vì họ tin rằng như vậy sẽ mang lại cho họ sự thịnh vượng phát đạt. Cách ăn mừng truyền thống Lễ Hội Deepavali tại Singapore là nghệ thuật vẽ henna trên bàn tay. Henna là một loại cây có hoa dùng để nhuộm da, tóc, móng tay và thậm chí là da thuộc và len. Những hình xăm tạm thời này thường được các nghệ nhân trong nước thực hiện miễn phí.

Vào lễ hội này, các con đường tại Khu Tiểu Ấn được trang hoàng đầy nghệ thuật và lộng lẫy với nhiều màu sắc lễ hội, hoàn toàn lột xác nhờ vào các ánh đèn và các vòng cung sống động nhiều màu. Các phiên chợ lễ hội cùng vô số các hoạt động văn hóa như Triển Lãm Di Sản và Thủ Công Ấn Độ, Lễ Diễu Hành Đường Phố, Buổi Hòa Nhạc Đếm Ngược Thời Gian Đến Lễ Hội cũng sẽ được tổ chức. Các gian hàng lễ hội được trang trí với hoa thơm, vòng hoa sử dụng trong lúc cầu nguyện, đèn dầu truyền thống và trang phục Sari tuyệt đẹp với họa tiết gấm thêu tinh tế có đính đá quý vô cùng lộng lẫy. Nhiều trang phục, trang sức trang phục tinh xảo cùng các tác phẩm nghệ thuật và thủ công truyền thống đầy màu sắc của Ấn Độ cũng được bày bán. Trong dịp này, khách tham quan còn có cơ hội nếm thử vô vàn các món đặc sản Ấn Độ.

Nếu muốn đắm chìm trong nền văn hóa phong phú của Ấn Độ, hãy ngồi tại một quán cà phê dọc Khu Tiểu Ấn và gọi teh tarik (trà sữa sủi bọt). Hãy ngắm nhìn đám đông tấp nập, bận rộn trên các con đường và trong các cửa hàng. Hãy đến và tận mắt chứng kiến xem khu vực giàu di tích lịch sử này chuyển mình như thế nào vào lễ hội Deepavali.