Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Những điểm mua sắm hấp dẫn ở Singapore

Bạn đang chuẩn bị cho kỳ nghỉ ở Singapore. Và bạn đang băn khoăn về những điểm mua sắm ở đây? Đại lý Tiger Air xin chia sẻ những điểm mua sắm hấp dẫn ở Singapore mà bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho chuyến đi của mình.

Đến Singapore, bạn có thể đến Vivo City. Đây là trung tâm mua sắm lớn nhất ở Singapore với hơn 350 cửa hàng, thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Toyo Ito. Vivo City là trung tâm mua sắm lớn nhất được kỳ vọng sẽ là điểm dừng chân hấp dẫn dành cho những khách du lịch đến Singapore.


Bạn cũng có thể đến Bugis street – Bugis Junction mua những món đồ lưu niệm như móc khóa, chuông, ly, đồng hồ túi xách, dây nịt, ví da, giày dép, mắt kính cho đến thức ăn, thực phẩm khô… làm kỷ niệm hoặc tặng bạn bè. Giá cả ở đây tương đối rẻ, nhưng nhớ mua hàng cần phải trả giá.


Lucky plaza nằm ở trung tâm thiên đường mua sắm của Singapore với nhiều cửa hàng và dòng người mua sắm bất tận không chỉ là nơi mua sắm của người địa phương mà còn là điểm du lịch của du khách. Tới đây bạn có thể mua mọi thứ từ đồ trang sức tới những đồ điện tử, công nghệ cao. Trung tâm không chỉ có là nơi mua sắm mà còn có những dịch vụ chăm sóc khách hàng phong phú.

Hay Orchard Road – A Great Street, đây là khu mua sắm vô cùng nhộn nhịp. Các cửa hàng quốc tế, những cửa hàng nhỏ, văn phòng, spa, thẩm mỹ viện, khách sạn, nơi vui chơi giải trí, nhà hàng, và quán cà phê. Du khách có thể dành cả ngày để bắt đầu đi từ Tanglin anglin Mall trên đường xuống Plaza, Singapore thấp hơn ở cuối đường Orchard.


Đặt vé máy bay đi Singapore ngay hôm nay để có những trải nghiệm thú vị!

Vườn chim Jurong

Là vườn chim lớn và nổi tiếng nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Khu vườn này của Singapore có hơn 9000 người bạn lông vũ từ hơn 600 loài có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới. Từ những chú vẹt châu Phi sặc sỡ sắc mầu, tới những chú chim cánh cụt hiền lành của miền Bắc Cực hay những con đại bang to lớn dũng mạnh đểu có ở đây. Tại vườn chim Juong tất cả các con vật đều được tạo điều kiện tương tự như ở thiên nhiên. Du khách du lịch có thể thăm tòan bộ vườn chim bằng xe panorail.

Thông tin chi tiết về Vườn chim Jurong

Vườn chim Jurong (Singapore) trải rộng trên diện tích 20ha, là nơi cư trú của hơn 9.000 cá thể chim thuộc hơn 600 loài khác nhau. Đây được xem là công viên chim lớn nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Vườn chim Jurong nằm ngay dốc phía Tây của ngọn đồi Jurong xinh đẹp, được xây dựng từ năm 1968 với tổng chi phí đầu tư là 3.500.000USD. Cả khu vườn là một công viên với những hồ nước trong vắt, những thác nước ầm ào, những thảm cỏ xanh rì, những vườn hoa rực rỡ sắc màu, những khu rừng um tùm lá. Thế giới loài chim nơi đây rất đa dạng với nhiều chủng lọai phong phú: hoàng hạc, trĩ, gà lôi, cò, bồ nông, vẹt, sáo, két, thiên nga,… Chúng sống trên cây, dưới mặt đất, trong chuồng, trên những mỏm đá giữa hồ, hay bơi lội thành từng đàn, nhơn nhơ, nhàn tản và vô lo. Có những loài chim chỉ mang một màu sắc đặc trưng riêng biệt như hồng hạc màu hồng, hoàng hạc màu vàng, thiên nga trắng muốt, két xanh, quạ đen tuyền. Nhiều loài khác là sự pha trộn nhiều màu sắc hài hòa và sinh động như công, trĩ, vẹt, hoàng anh,…


Cổng vào Jurong Park

Cả không gian bao la của khu vườn được các nhà thiết kế mô phỏng y hệt môi trường thiên nhiên, nơi những loài chim đã từng sinh sống. Khu vực Waterfall, với những con suối róc rách, những thác nước trắng xóa, là chỗ cư trú của 1.500 chú chim châu Phi. Chuồng chim Đông Nam Á với những cơn bão nhiệt đới nhân tạo được dành cho những con chim xứ nóng. Riêng loài cú hiền lành được sống trong những ” địa đạo” có tên là ” Vương quốc của bóng tối”, nơi chúng mở to những đôi mắt tròn xoe, bình thản ngắm nhìn du khách.


Bảng hướng dẫn trong Jurong Park

Lãnh địa của những chú chim cánh cụt ngộ nghĩnh là hồ Penguin Parade. “Nhà” của chúng được làm bằng kính, nơi nhiệt độ luôn dưới không độ, để những lớp băng không bao giờ tan. Mặc kệ những đoàn người nối đuôi nhau đi qua trước mắt, ngắm nghía, chỉ trỏ, trầm trồ …, chúng vẫn thoải mái đùa giỡn, đánh nhau, chọc phá nhau một cách vô tư. Những con chim mẹ thỉnh thỏang lại đưa “cánh tay” cụt xoa xoa vai con, trìu mến. Rõ ràng chúng cảm thấy hạnh phúc và bình an trên mảnh đất này. Trên mặt hồ trong xanh, từng cặp thiên nga trắng muốt đang bơi, thỉnh thoảng lại cọ mỏ vào nhau một cách âu yếm.


Mô phỏng không gian sống trong tự nhiên của các loài chim

Cách đó không xa là đàn chim hồng hạc với màu hồng phớt trang nhã, nổi bật trên nền xanh của cây cỏ. Những cái cổ dài của chúng hoặc kiêu hãnh ngẩng cao, hoặc cong cong như một dấu hỏi. Chúng chọc ghẹo, cãi cọ, chuyện trò với nhau… bằng thứ âm thanh ồn ào vui nhộn. Sau khi lang thang khắp nơi, du khách thường tập trung tại “Nhà hát trung tâm” để xem chương trình biểu diễn đặc sắc mà diễn viên chính là những cư dân của vườn chim.

Liveshow bắt đầu khi tiếng nhạc rộn rã cất lên. Mở đầu là màn chào hỏi của chủ nhà – những đàn chim. Trên cao là các loài chim bay: bồ câu trắng, két xanh, vẹt đỏ…Dưới đất là những chú vịt bầu lạch bạch, vừa đi vừa cạp cạp, những cô gà mái quác quác, đàn quạ quà quà … Một đàn hoàng hạc đông đúc lúp xúp nối đuôi nhau chạy ra, xếp thành hàng, bắt đầu trình diễn vũ điệu flamenco uyển chuyển. Khi nhạc chuyển nhanh sang điệu samba, một đàn chim khác ào ra nhảy múa, vui nhộn và sống động. Trận đấu bóng bàn của 2 chú chim chích trắng phau cũng rất thú vị. Trận đấu diễn ra căng thẳng dưới sự giám sát chặt chẽ của MC kiêm trọng tài. Kẻ thắng được hoan hô nhiệt liệt mà kẻ thua cũng chẳng tỏ vẻ gì buồn bã.


Hồng Hạc

Tiếp đó, từ trên chòi cao, một chú vẹt màu sắc rực rỡ lao ra, bay quanh hội trường nhiều vòng, chào khán giả. Một nhân viên cầm cái vòng tròn dán giấy màu đưa lên cao, gọi to tên chú. Vẹt ta hồ hởi lao tới, dùng mỏ đâm thủng lớp giấy, bay vèo qua. Được khán giả vỗ tay nhiệt liệt, chú tỏ ra khoái chí lắm, gật gật đầu cám ơn bằng những tiếng líu ríu.


Cá thể đa dạng


Theo gợi ý của MC, nhiều khán giả giơ lên những tờ đô Sing. Chú nhanh chóng bay tới, ngậm tờ tiền đem về trao cho chủ. Người này sẽ bỏ tiền vào thùng quyên góp. Bằng cách này, vườn chim Jurong luôn nhận được số tiền ủng hộ không nhỏ. Show diễn của nàng két xanh tên Vicky khá ấn tượng. Vừa xuất hiện, nàng đã léo nhéo: “Hello! How are you?”. Rồi Vicky trổ tài đếm từ 1 đến 10, hát bài Happy birthday bằng ba thứ tiếng: Anh, Pháp và Hoa. Giọng nàng thánh thót, trầm bổng và uốn éo như một ca sĩ opera chính hiệu. Cuối cùng, nàng lảnh lót “bye bye”, chia tay mọi người…

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Những lưu ý khi đi du lịch vào dịp nghỉ lễ

Ngoài việc chọn điểm đến và phương tiện sao cho phù hợp, bạn còn phải chú ý giá cả và tốt nhất nên mang theo một số đồ ăn để tiết kiệm chi phí.

Mặc dù đông đúc và giá cả bị đẩy lên cao, nhiều người vẫn chọn các ngày nghỉ lễ cho chuyến du lịch của mình bởi thời gian không cho phép.

Lựa chọn địa điểm

Đi chơi trong ngày nghỉ, ngày lễ bạn không nên đến những khu du lịch nổi tiếng vì thường lượng người đổ về đây rất đông. Thay vào đó, bạn có thể “đổi gió” khi đến vùng ngoại ô, các điểm du lịch mới được khám phá hoặc khu du lịch mới khai thác. Không chỉ tránh được những nơi đông đúc, đây còn là cơ hội để trải nghiệm những điểm đến mới.


Nếu có thời gian và dư dả, một chuyến du lịch nước ngoài cũng là lựa chọn hay. Tuy nhiên, bạn cần có kế hoạch từ trước để đặt tour, tránh bị ép giá hoặc mua phải tour kém chất lượng. Ngoài ra, lựa chọn những điểm đến đang được giảm giá vé hoặc có những ưu đãi dành cho du khách sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi không nhỏ.


Vào ngày nghỉ, ngoài nhu cầu du lịch, nhiều người cũng có xu hướng về thăm quê khiến nhiều loại phương tiện trở nên quá tải. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên đặt vé tàu, xe, máy bay trước đó khá lâu để có chỗ ngồi và ưu đãi tốt nhất. Nếu sát ngày mới quyết định, bạn không nên chọn xe khách vì đây là phương tiện bị quá tải nhiều nhất, và rất có thể sẽ bị chèn khách.

Nếu đi du lịch ở khoảng cách cho phép, bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân để chủ động đi lại và tiết kiệm.

Lên kế hoạch cụ thể


Đừng bỏ qua bước lên kế hoạch để chủ động trong hành trình.

Sau khi đã xác định được điểm đến và phương tiện di chuyển, bạn cần tìm hiểu thông tin về nơi mình sắp đến để lên lịch trình cụ thể như đi đâu, ăn gì, ở đâu, bao lâu. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và chủ động trong suốt hành trình. Ngoài ra, bạn cần một kế hoạch dự phòng cho chuyến du lịch vào ngày lễ.
Gần đến ngày khởi hành, bạn chuẩn bị đầy đủ đồ dùng sinh hoạt cho số ngày dự kiến của hành trình vào dịp nghỉ lễ, nếu không muốn phải mua với giá trên trời tại các điểm du lịch. Tuy nhiên tránh mang đồ đạc lỉnh kỉnh trong quá trình di chuyển để tránh thất lạc hoặc bỏ quên.

Nên và không nên

Bạn chỉ nên mang theo số tiền mặt vừa đủ chi tiêu trong hành trình du lịch, và thẻ tín dụng hoặc thẻ ATM phòng khi cần đến. Không nên mang quá nhiều tiền mặt theo người và tránh để tiền, các loại giấy tờ quan trọng, đồ trang sức trong hành lý không kèm theo người.


Nên dùng thẻ ATM để phòng khi cần đến và tránh móc túi.

Bạn cũng nên thay đổi lịch trình tham quan khác với các đoàn du lịch thông thường để tránh việc chen chúc hoặc sự ồn ào quá mức. Nếu có thể, bạn nên thức dậy sớm hơn để xuất phát trước, hoặc đi lệch tuyến thay vì đến điểm A trước như thông lệ thì tới điểm B trước rồi mới đến điểm A.

Nếu thời gian tàu hoả hoặc chuyến bay tới sớm, bạn không cần check in khách sạn trước mà nên sắp xếp gửi hành lý tại khách sạn, sau đó đi tham quan trước rồi mới về nhận phòng để tránh phát sinh chi phí.

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Lễ hội Singapore: Lễ hội Vu Lan Singapore

Hàng năm, vào tháng 8, người Hoa ở Singapore thường có truyền thống bày tỏ lòng kính trọng đối với người đã khuất. Người Hoa theo đạo Lão tin rằng trong suốt tháng này, “Cổng Địa Ngục” được mở ra và hồn người chết tự do và được phép đi vào thế giới người sống.


Những địa điểm lý tưởng nhất để xem các nghi lễ truyền thống tại Singapore là các khu vực trung tâm – nơi những người mộ đạo tập hợp để thắp hương và cầu nguyện cũng như dâng lên các loại trái cây như quýt, đồ ăn như heo sữa quay, cơm và đôi khi là một chiếc bánh truyền thống của người Hoa được làm đặc biệt cho dịp này. Một hình ảnh phổ biến nữa là những túp lều nhiều kiểu dáng được dựng lên trong thời gian này.

 Người Hoa tin rằng có thể làm vui lòng các linh hồn bằng các màn biểu diễn wayang và getai náo nhiệt, các câu chuyện về các vị thánh thiêng liêng, những hài kịch được kể với chất giọng địa phương, màn trình diễn các ca khúc và điệu múa của các dân tộc Trung Hoa khác nhau và thậm chí là màn múa cột kèm nhào lộn rất gợi cảm do các nghệ sĩ uốn dẻo thực hiện.


Tất cả mọi người đều sẽ được chào đón tại các buổi biểu diễn này, tuy nhiên hàng ghế đầu thường chỉ dành riêng cho “khách đặc biệt”. Lễ hội được tổ chức với quy mô rất lớn, nên các lò đốt vàng mã được dựng lên cho các tín đồ để họ đốt tiền giấy – đây là một tục lệ được tin là sẽ mang đến may mắn cho người chết trong kiếp sau. Tại cả khu vực nhà riêng lẫn công cộng, bạn sẽ thấy rất nhiều nhà có để bàn thờ nhỏ bên ngoài.

Từ những bữa tiệc lớn tốn hàng ngàn đô la cho tới một thế giới rực rỡ các màn biểu diễn múa rối, kinh kịch và ca nhạc, cùng nhiều hình thức khác để an ủi các linh hồn lang thang của người Hoa đều rất đáng xem. Những hoạt động này thường diễn ra tại các khu dân cư khác nhau như Khu Chinatown, Redhill và Geylang. Vì vậy hãy tự hỏi xem bạn có thích phiêu lưu mạo hiểm và muốn đắm mình trong những trải nghiệm thực sự hay không.

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Thông tin liên lạc cần thiết tại Singapore

Một số liên lạc khẩn cấp tại Singapore


    Đại sứ quán Việt Nam: 10 Leedon Park Singapore 267887, +65 64625938
    Cứu hoả/xe cứu thương – Fire/Ambulance: +65 995
    Cảnh sát – Police: +65 999
    Cấp cứu tại nạn – 24-hour Emergency Road Service: +656 748 9911
    Hãng taxi City Cab: +656 552 2222
    Hãng taixi NTUC Comfort: +656 552 1111
    Hãng taxi TIBS: +656 481 1211
    Raffles Hospital: +656 311 1111
    Singapore General Hospital: +656 222 3322
    National Heart Centre Singapore: +656 436 7800
    KK Women’s and Children Hospital: +656 293 4044
    National Cancer Centre Singapore: +656 436 8000
    Mount Elizabeth Hospital: +656 737 2666
    National Eye Centre Singapore: +656 100 9393
    Vietnam Airlines: +656 339 3552
    Singapore Airline: +656 223 8888
    Tiger Air: +656 538 4437
    Jestars Airline: +659 388 3018
    Cục xuất nhập cảnh Singapore – ICA: +656 391 6100
    Bộ Ngoại Giao Singapore – Ministry of Foreign Affair: +65 6 379 8000
    Tìm kiếm thông tin (được tổng đài viên trợ giúp): (65) 1900 777 7777
    Điện thoại liên tỉnh đi Malaysia: Quay số 109 nhờ tổng đài viên trợ giúp hay quay số 02 để thực hiện cuộc gọi trực tiếp.
    Gọi miễn phí: Quay số 1800 tiếp theo là số điện thoại thuộc Miễn phí mà mình cần gọi (chỉ hoạt động trong phạm vi Singapore)
    Số điện thoại cấp cứu (SOS): 1800-221-4444 (Dịch vụ Tư vấn khẩn cấp 24/24)

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Bảo tàng Hàng hải – Singapore

Đất nước Singapore được biết đến là một quốc đảo với nhiều điểm du lịch hấp dẫn và thú vị. Đến Singapore, du khách sẽ có dịp ghé thăm những điều độc đáo của đất nước này, và đặc biệt là bảo tàng hàng hải lớn nhất của Châu Á trong lòng Singapore.


Bảo tàng Hàng Hải Maritime Experiential Museum với hơn 400 hiện vật quý hiếm, bảo tàng này sẽ đưa du khách đến thăm những hải trình huyền thoại. Đến thăm bảo tàng này, du khách sẽ không khỏi kinh ngạc trước bản sao với kích thước y như thật của Con tàu Kho báu


(Bao Chuan) và hạm đội khổng lồ của Đô đốc Trịnh Hòa! Được biết, những Con tàu Kho báu này giong buồm cạnh 30 – 40 con thuyền cỡ vừa như mã thuyền, thuyền hậu cần, chiến thuyền và thuyền chở nước và dầu – cung cấp tất cả những nhu cầu thiết yếu cho chuyến hành trình.

Những cách di chuyển trong Singapore

Singapore có hệ thống giao thông công cộng thuộc dạng hàng đầu thế giới. Mạng lưới công cộng gồm tàu điện ngầm và xe bus phủ sóng hầu như toàn bộ quốc đảo, đảm bảo cho bạn có thể đi đến mọi nơi bạn muốn.

Thẻ giao thông công cộng

Để sử dụng hệ thống giao thông công cộng này, đầu tiên bạn nên mua một thẻ đi lại –EZ Link Card hoặc Nets Flash Pay Card để có thể sử dụng nhiều lần. Giá ban đầu của thẻ là 12 SGD, trong đó có 7 SGD giá trị nạp và 5 SGD tiền không hoàn lại. Mỗi lần vào ga đi tàu hoặc lên xe bus thì quẹt thẻ - khi ra lại quẹt thẻ và hệ thống sẽ tự động trừ tiền. Bạn mua thẻ mới hoặc bạn có thể nạp thêm (top up - mỗi lần ít nhất 10 SGD) qua các máy nạp tiền đặt tại các ga MRT, quầy bán thẻ tại MRT, các cửa hàng 7-Eleven hoặc các điểm SingPost. Khi không dùng hết tiền, bạn có thể lấy lại tiền (refund) tại các quầy SingPost.

Nếu bạn chỉ đến Singapore 3 ngày hoặc ít hơn nhưng lại đi nhiều, bạn có thể mua loại thẻ Singapore Tourist Pass để đi lại với số lần không giới hạn MRT và xe bus. Có 3 loại giá Singapore Tourist Pass là 10 SGD (1 ngày), 16 SGD (2 ngày) và 20 SGD (3 ngày). Điều kiện là bạn phải đặt cọc thêm 10 SGD khi lấy thẻ, hoàn trả lại thẻ trong vòng 5 ngày sau khi hết hạn sử dụng và lấy lại tiền đặt cọc. Bạn có thể mua các thẻ này ở các quầy vé ở bến MRT chính gồm MRT Changi, Orchard, Chinatown, City Hall, Raffles Place, Ang Mo Kio, Harbourfront, Bugis và Lavender.

Chú ý: Singapore còn có một loại thẻ nữa là thẻ Go Singapore có thể sử dụng cả cho giao thông công cộng (MRT và Bus) và thăm các thắng cảnh có phí (như Universal Studios). Bạn có thể tiết kiệm được đến 40% phí đi lại và thắng cảnh. Xem các loại thẻ Go Singapore ở đây. Bạn có thể mua các loại thẻ này ở 11 Orchard (gần Dhoby Ghaut MRT) và 437 Orchard (gần Orchard MRT).

Đi MRT -  Hướng dẫn đi lại bằng MRT Singapore

Thực chất hệ thống Singapore có 2 loại MRT và LRT. Hiểu đơn giản là MRT chạy nhanh, toa dài, êm hơn dùng cho các mạch giao thông chính còn LRT là loại tàu nhẹ, ngắn và chậm hơn, thường dùng cho những tuyến giao thông ngoại vi. Ở trang này cả hai được gọi chung là MRT.

MRT có 4 tuyến/đường (line) màu xanh, đỏ, tím vàng (như bản đồ), giao cắt nhau tại nhiều điểm. Bốn tuyến này đảm bảo cho bạn đi đến hầu hết các điểm du lịch (tuy một vài điểm vẫn phải đi xe buýt thêm từ bến MRT)


Cách đi lại bằng MRT tại Singapore

Bước 1: Bạn mua thẻ EZLink hoặc Nets Flash Pay. Bạn cũng có thể mua vé đi một lần hoặc mua thẻ bình thường để đi lại nhiều lần hoặc Tourist Pass. Hãy nhìn biểu tượng MRT để đi, trước cửa ga MRT bao giờ cũng có tên ga, số hiệu ga và màu của tuyến (line) tương ứng.
Cửa ga MRT Chinatown (số hiệu NE4) thuộc line màu tím, biểu tượng MRT nằm bên trái

Bước 2: Bạn quẹt thẻ để đi vào sàn đợi tàu
Các máy quẹt thẻ trước khi vào sảnh đợi tàu - phía bên phải là quầy vé

Bước 3: Các ga của 1 line (1 màu) thì chỉ có tàu thuộc tuyến màu đó chạy qua; các ga giao cắt interchange (ví dụ line Xanh cắt line Vàng) thì ga MRT sẽ có 2 tầng (1 tầng cho tàu line màu xanh, 1 tầng cho tàu line màu vàng), bạn cần nhìn biển để đến đúng sàn đợi tàu của line mình muốn đi.


Bến giao cắt (interchange) luôn có biển chỉ dẫn để bạn đến đúng tầng 

Bước 4: Bạn xác định ga MRT đích mình sẽ đến và vạch lộ trình đi. Mỗi sàn đợi đều có bản đồ MRT. Ví dụ bạn muốn đến một ga nằm trên tuyến đỏ từ chỗ bạn đang đứng (thuộc tuyến vàng), thì bạn cần đi tiếp tới ga giao cắt Vàng – Đỏ, để từ đó có thể đổi sang tàu line đỏ để đi tiếp đến bến đích.

Bước 5: Sau khi xác định xong lộ trình thì bạn xác định mình sẽ lên tàu nào để đi đúng hướng cũng như nhớ tên bến mình sẽ xuống. Chú ý một line luôn có 2 tàu chạy hai chiều ngược nhau, nằm ở hai đường ray (platform) đối diện nhau trên cùng trên một sàn. Tàu nào đi hướng nào đều có chỉ dẫn trên biển báo và trên cửa tàu. Nếu bạn lên nhầm tàu (đi ngược hướng mình muốn) thì cần xuống ngay ở ga kế tiếp để đổi sang Platform đối diện để lên tàu đi hướng ngược lại)

Bước 6: Bạn chỉ ra tàu khi đến ga mình mong muốn, là ga giao cắt để đổi đường màu khác (ví dụ vàng với đỏ) hoặc ga đích mà bạn muốn rời tàu. Trên tàu luôn có bản đồ, đèn và loa thông báo ga sắp tới. Tại các ga giao cắt interchange, sẽ có biển chỉ dẫn lên hoặc xuống tầng để đổi line cũng như lối ra khỏi MRT.
Trên tàu luôn có bản đồ line, đến ga nào thì đèn ở tên ga đó sẽ sáng và có thông báo của tàu

Bước 7: Ra khỏi ga thì bạn quẹt thẻ một lần nữa, hệ thống sẽ trừ tiền đi lại của bạn vào số tiền trong thẻ.

Lưu ý:

Khi đến gần ga định xuống (để đổi line hoặc rời ga), bạn nên di chuyển ra đứng gần cửa tàu để xuống cho nhanh chóng

Cứ 3 phút là có một chuyến tàu, khi tàu sắp tới bạn cũng nên đứng gần các cửa lên/xuống để lên cho nhanh.Tuy nhiên nhớ đứng tránh một bên để cho người trên tàu xuống trước khi người ở dưới ga lên.

Bạn cần đi lại nhanh nhẹn, người Singapore rất công nghiệp, tàu cũng rất sạch sẽ nghiêm túc và đúng giờ.
Chú ý luôn quẹt thẻ khi ra để máy trừ tiền, nếu bạn vì lý do nào đó chưa quẹt thẻ, thì lần tới hệ thống sẽ phát hiện ra và trừ bạn số tiền tối đa cho chuyến đó.

Đi xe buýt

Singapore có hai xe buýt chủ yếu là SBS Transit và SMRT

Đi xe buýt tại Singapore cũng rất dễ dàng, nhưng sẽ chậm hơn đi MRT. Bạn sẽ muốn sử dụng xe buýt, nếu bến xe buýt gần chỗ bạn hơn bến MRT, hoặc bạn muốn đi xe buýt để ngắm cảnh, hoặc di chuyển đến 1 điểm mà không có MRT gần đó.


Xe buýt 2 tầng Singapore

Khi lên xe buýt bạn có hai cách trả tiền:

1. Trả bằng tiền mặt: Chú ý chuẩn bị tiền lẻ vì lái xe sẽ không thối lại. Bạn hỏi lái xe điểm đến và họ cho bạn biết chi phí

2. Bằng thẻ EZLink hoặc Nets Flash Pay: Quẹt thẻ vào máy đọc khi lên xe; quẹt thẻ khi xuống để trừ tiền. Bạn chú ý luôn nhớ quẹt thẻ khi xuống để hệ thống trừ đúng số tiền.
Chú ý: Cần xếp hàng tại các bến xe buýt. Xe buýt tại Singapore không có phụ xe, mọi người tự giác và nhanh nhẹn khi lên xuống, di chuyển.

Đi Taxi

Taxi tại Singapore khá đắt đỏ vì thường phải xếp hàng đợi và nhiều loại phụ trội – nhất là giờ cao điểm. Tại các quận trung tâm, bạn không thể vẫy taxi mà phải đến các điểm đón taxi (các trung tâm mua sắm, phố chính thường có điểm đón taxi và xe buýt), xếp hàng để chờ đến lượt. Vào những ngày lễ, giờ cao điểm, bạn sẽ mất nhiều thời gian để lên được một chiếc taxi.

Taxi ở Singapore có thể chia làm 3 loại – loại thường; loại Limousine và loại Chrysler.
Giá vé Loại thường - Limousine - Chrysler
Giá mở cửa (cho 1 km đầu tiên hoặc ít hơn)$3.00-$3.40$3.90$5.00
Cho mỗi 400m (với tổng độ dài dưới 10km)$0.22$0.22$0.33
Cho mỗi 350 m (sau km thứ 10)$0.22$0.22$0.33
Cho mỗi 45 giây thời gian đợi$0.22$0.22$0.33

Phụ trội: Giờ cao điểm (6h sáng đến 9:30 sáng và 18h đến 12h) và ngày lễ charge thêm 25% phí; Đêm khuya (sau 12h đêm đến 5:59 sáng): charge thêm 50% phí.
Ngoài vấn đề chi phí, thiếu taxi đặc biệt giờ cao điểm và đón taxi đúng bến ở quận trung tâm, không có vấn đề gì lớn khi sử dụng taxi ở Singapore. Lái xe ở đây rất ít gian dối (phạt rất nặng), nếu phát hiện gian dối hoặc có thắc mắc về phí, bạn gọi đến hãng taxi để thông báo hoặc được giải thích rõ ràng.

Thuyền

Thuyền bumboats chủ yếu dành cho khách du lịch đi dọc sông Singapore. Du khách sử dụng dịch vụ này chủ yếu là để ngắm cảnh, không nhiều cho mục đích di chuyển (trừ việc đi lại từ Changi Village để ra Pulau Ubin – một hòn đảo “quê” còn sót lại của Singapore hoặc sang Pengarang của Malaysia).

Bumboat đậu và xuất phát tại các bến Boat Quay, North Boat Quay, Clark Quay hoặc Clifford Pier.
Bạn có thể mua dịch vụ đi tàu bumboat ngắm cảnh dọc sông Singapore trong 1 tiếng, giá 18 SGD/người.